Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mới: Đăng ký làm CTV bán hàng online

Thời gian này, lợi dụng dịch bệnh, nhiều người thất nghiệp, kinh tế rơi vào khó khăn mà nhiều đối tượng lợi dụng chiêu trò đăng ký làm cộng tác viên bán hàng online để lừa đảo. Vậy nhận diện chiêu trò này thế nào?


Chiêu lừa đảo mới: Đăng ký làm CTV bán hàng online

Thời gian này, tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam liên tục nhận được rất nhiều cuộc gọi phản ánh về tình trạng lợi dụng tình trạng nhiều người thất nghiệp, không có việc làm, cần kiếm thêm thu nhập, nhiều đối tượng đã đưa ra lời chào mời hấp dẫn bằng hình thức "tuyển cộng tác viên bán hàng online".

Hình thức lừa đảo các đối tượng thường sử dụng là dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng. Sau khi nhận được sự đồng ý của nạn nhân, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền nhất định để mua hàng trên các sàn thương mại như shopee, lazada...

Sau khi mua hàng, đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm phần trăm hoa hồng.

Ban đầu số tiền hàng có thể ít, chỉ một vài triệu, các đối tượng lừa đảo sẽ nhanh chóng chuyển tiền hoa hồng cho nạn nhân để lấy niềm tin. Sau đó, khi có những đơn hàng lớn hơn, nạn nhân đã nhận hàng thì các đối tượng này sẽ "bùng", chặn số điện thoại, zalo, facebook.

Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo rất tinh vi, chỉ sử dụng mạng xã hội để giao dịch, không có thông tin chính xác để nạn nhân liên hệ khi phát hiện ra hành vi lừa đảo này.

Xem thêm: Điểm danh 8 chiêu trò lừa đảo phổ biến qua mạng cần cảnh giác

Người lừa đảo bị phạt thế nào?

Xử phạt hành chính

Theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 02 - dưới 50 triệu đồng thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc chiếm đoạt từ 50 - dưới 200 triệu đồng, tái phạm nguy hiểm... thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm; nếu lợi dụng dịch bệnh, thiên tai hoặc chiếm đoạt từ 200 - dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Đặc biệt, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.


Nạn nhân phải làm gì trước chiêu trò lừa đảo này?

Khi phát hiện bản thân gặp lừa đảo hoặc thấy có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên ngay lập tức báo cáo với cơ quan công an để được hướng dẫn, giải quyết.

Tố cáo qua đường dây nóng

Tại TP: Hồ Chí Minh: Hiện nay, công an TP. Hồ Chí Minh đã công bố đường dây nóng tiếp nhận trình báo khi bị lừa đảo qua mạng là các số: 0283.8413744 hoặc 0693187680.

Tại Hà Nội: Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/.

Tố cáo đến công an

- Cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết: Công an cấp xã nơi nạn nhân cư trú (căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA và khoản 1 Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi năm 2021).

- Hồ sơ cần chuẩn bị: Đơn tố cáo (cần có đầy đủ thông tin ngày tháng năm tố cáo, họ tên, địa chỉ của người tố cáo, nội dung tố cáo...); giấy tờ, chứng cứ chứng minh nạn nhân bị lừa đảo qua mạng...

Trên đây là quy định liên quan đến đăng ký làm CTV bán hàng online có lừa đảo không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 3 cách nhận biết các cuộc gọi lừa đảo, mạo danh

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.