Có được đổi ý khi đã từ chối nhận di sản thừa kế không?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Vậy nếu đã từ chối thì có được đổi ý để nhận thừa kế nữa không?


Có được từ chối nhận thừa kế không?

Theo Điều 610 Bộ luật Dân sự mới nhất, người thừa kế có quyền nhận phần di sản thuộc về mình theo di chúc hoặc theo pháp luật; có quyền từ chối nhận di sản mà mình được hưởng.

Tuy nhiên, cũng tại Bộ luật nêu trên, dù có quyền từ chối nhận di sản nhưng việc từ chối này phải không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Bởi, những người hưởng thừa kế phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, cá nhân sẽ không được từ chối nhận di sản thừa kế mà người khác để lại nếu việc từ chối này nhằm trốn tránh không thực hiện một số nghĩa vụ tài sản như trả nợ, bồi thường thiệt hại, nộp thuế… của người chết.

đổi ý khi đã từ chối nhận di sản thừa kế

Đã từ chối nhận di sản thừa kế có được đổi ý không? (Ảnh minh họa)


Khi nào từ chối nhận di sản không có hiệu lực?

Trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời gian để một người từ chối nhận thừa kế là 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Nhưng kể từ khi Bộ luật Dân sự mới có hiệu lực năm 2017, quy định này đã bị bãi bỏ.

Thay vào đó, việc từ chối phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết và bắt buộc phải thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Đồng thời, pháp luật cũng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản này (Điều 59 Luật Công chứng hiện nay).

Như vậy, trong trường hợp đã lập văn bản từ chối nhận di sản và gửi cho các đồng thừa kế, người quản lý di sản và người phân chia thừa kế biết thì việc từ chối đã có hiệu lực pháp luật. Ngược lại, việc từ chối di sản thừa kế chỉ không có hiệu lực pháp luật trong các trường hợp:

- Từ chối được thể hiện sau thời điểm phân chia di sản;

- Từ chối nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình với người khác;

- Chưa được lập thành văn bản;

- Chưa gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thừa kế;

- Do người không được hưởng di sản thừa kế thực hiện…

Nói tóm lại, nếu trong những trường hợp nêu trên thì việc từ chối sẽ không có hiệu lực pháp luật và người thừa kế vẫn được tham gia thỏa thuận phân chia di sản.

>> Infographic: Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là giai đoạn trẻ em có sự thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy độ tuổi nào được xem là trẻ vị thành niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.