Cửa hàng cầm đồ có được phép bán xe đang cầm không?

Thực tế có rất nhiều người mua bán xe máy tại cửa hàng cầm đồ. Và câu hỏi đặt ra là, liệu việc mua bán xe ở cửa hàng cầm đồ liệu có đúng quy định không? Tiệm cầm đồ có được phép bán xe đang cầm không?

1. Có được bán xe đang cầm cố tại cửa hàng không?

Cầm cố xe máy là một trong những biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015, cầm cố tài sản được định nghĩa như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Đặc biệt, khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 2015 này khẳng định:

Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Như vậy, có thể thấy, việc cầm cố chỉ là một dạng “giữ hộ” tài sản của người khác để thực hiện nghĩa vụ giữa người nhận cầm cố và người cầm cố và trong trường hợp thông thường, cửa hiệu cầm cố sẽ không được bán tài sản cầm cố.

Bởi khi người cầm cố thực hiện xong nghĩa vụ hoặc bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác thì cửa hiệu cầm cố phải trả lại tài sản cho người cầm cố.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người nhận cầm cố đều không được bán tài sản cầm cố vì theo khoản 2 Điều 314 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên nhận cầm cố có quyền:

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các biện pháp xử lý tài sản cầm cố có thể gồm bán, cho thuê, cho mượn. Tuy nhiên, dù xử lý bằng biện pháp nào thì bên nhận cầm cố cũng phải được sự cho phép (thoả thuận trước đó) của bên cầm cố hoặc theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại, cửa hiệu cầm đồ hoàn toàn có quyền bán xe đang cầm cho người khác nếu người cầm đồ có thoả thuận về việc này trước khi thực hiện cầm đồ hoặc theo quy định của pháp luật cho phép thực hiện hành vi này.

Xem thêm: 3 lưu ý khi mua xe cũ giá rẻ để tránh rủi ro pháp lý


2. Mua xe máy ở tiệm cầm đồ có sang tên được không?

Như đã biết, khi mua xe máy được cấm cồ ở hiệu cầm đồ thì giá cả sẽ “mềm” hơn so với việc mua xe cũ trực tiếp ở cửa hàng hoặc từ chủ sở hữu hoặc so với mua xe mới. Bởi vậy, việc này rất được mọi người ưa chuộng.

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, cửa hàng cầm đồ chỉ được bán xe của người cầm cố trong hai trường hợp (theo thoả thuận và theo quy định của pháp luật) nên khi mua xe ở đây, người mua cần phải lưu ý đến vấn đề này.

Cụ thể, nếu các bên trước đó đã có thoả thuận thì khi mua bán xe ở tiệm cầm đồ, người mua bắt buộc phải yêu cầu chủ tiệm cầm đồ xuất trình giấy tờ chứng minh việc thoả thuận được phép bán tài sản cầm cố.

Và theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 582020/TT-BCA, một trong những loại giấy tờ cần phải có khi đăng ký xe là giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe trong đó có thể kể đến hoá đơn, biên lai, phiếu thu, giấy tờ mua bán xe.

Đặc biệt, giấy tờ mua bán phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực. Do đó, sau khi mua xe của tiệm cầm đồ, các bên hoặc phải có biên lai mua xe kèm theo thoả thuận về việc chủ tiệm cầm đồ được bán xe với chủ xe hoặc hợp đồng mua bán xe với chủ xe (hoặc chủ tiệm cầm đồ kèm theo thoả thuận về việc chủ xe đồng ý cho bán xe cầm cố).

Dưới đây là chi tiết thủ tục sang tên xe máy khi mua ở tiệm cầm đồ:

2.1 Trường hợp sang tên trong cùng tỉnh

Hồ sơ: Giấy khai đăng ký xe, tờ khai lệ phí trước bạ, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ của chủ xe và người mua xe.

Cơ quan giải quyết: Phòng Cảnh sát giao thông/công an cấp huyện nơi xe đã đăng ký trước đây.

Thời gian giải quyết: 02 ngày là việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ. Và ngay sau khi người nộp hồ sơ hoàn thành đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp ngay biển số xe.

2.2 Trường hợp sang tên xe cũ đi tỉnh khác 

Không giống việc sang tên xe cũ cùng tỉnh, khi xe ở khác tỉnh, một số thủ tục sẽ khác với trường hợp trên như sau:

Hồ sơ: Giấy khai đăng ký xe, tờ khai lệ phí trước bạ, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ của chủ xe và người mua xe; giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.

Cơ quan giải quyết: Trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông/công an cấp huyện.

Lệ phí sang tên

Dù là sang tên cùng tỉnh hay khác tỉnh thì lệ phí sang tên cũng bao gồm các khoản ban hành kèm theo Thông tư 229/2016/TT-BTC. Cụ thể: Căn cứ vào giátrij xe để tính lệ phí cấp đổi tương ứng:

STT

Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số xe máy

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

1

Từ 15 triệu đồng trở xuống

500.000-01 triệu đồng

200.000 đồng

50.000 đồng

2

Trên 15 - 40 triệu đồng

01 - 02 triệu đồng

400.000 đồng

50.000 đồng

3

Trên 40 triệu đồng

02 - 04 triệu đồng

800.000 đồng

50.000 đồng

Xem thêm: Thủ tục sang tên xe máy từ A đến Z

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Cửa hàng cầm đồ có được phép bán xe đang cầm không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.