Trong giao dịch mua bán: Công chứng xong mới chuyển tiền được không?

Công chứng xong mới chuyển tiền là vấn đề mà không ít người mua, người bán trong giao dịch mua bán tài sản thắc mắc. Cùng tìm câu trả lời chi tiết tại bài viết dưới đây.

Công chứng xong mới chuyển tiền được không?

Khi thực hiện mua bán hàng hoá, về nghĩa vụ trả tiền, Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, nghĩa vụ này phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thoả thuận của các bên.

Do đó, khi giao dịch mua bán, việc quyết định công chứng xong mới chuyển tiền vẫn thực hiện được nếu các bên thoả thuận và quyết định về việc này.

Ngoài ra, việc thanh toán trong giao dịch liên quan đến bất động sản nêu tại Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 được quy định như sau: Các bên thoả thuận về việc thanh toán trong giao dịch bất động sản và được ghi trong hợp đồng mua bán. Các bên phải tuân thủ theo thoả thuận trong hợp đồng này.

Do đó, có thể khẳng định, nếu các bên có thoả thuận, công chứng xong mới chuyển tiền thì thực hiện theo thoả thuận này của các bên. Nếu không có thoả thuận như thế này thì các bên thực hiện theo thoả thuận về việc chuyển tiền trong quan hệ mua bán đó.

Trong giao dịch mua bán: Công chứng xong mới chuyển tiền được không?
Trong giao dịch mua bán: Công chứng xong mới chuyển tiền được không? (Ảnh minh hoạ)

Công chứng xong mới chuyển tiền có an toàn không?

Để xác định công chứng xong mới chuyển tiền có an toàn không thì cần phải xem xét nhiều vấn đề liên quan bởi câu trả lời trong trường hợp này có thể là CÓ hoặc có thể là KHÔNG.

Nếu các bên mua bán là người thân, người quen và người có thể tin tưởng được thì khi có thoả thuận với nhau về việc thanh toán tiền sau khi công chứng xong sẽ không trở thành vấn đề quá khó khăn.

Tuy nhiên, nếu một trong các bên có ý định lừa đảo, không giữ chữ tín khi thực hiện hợp đồng mua bán, giao dịch tài sản sau khi công chứng… thì trường hợp này sẽ bị coi là không an toàn.

Thông thường, chuyển quyền sở hữu tài sản cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì các bên cần phải thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán như mua bán bất động sản, động sản gồm có xe ô tô, xe máy…

Nhưng, sau khi công chứng, để được sang tên các bên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Đơn cử như quyền sử dụng đất, các bên ngoài đăng ký còn cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trước khi được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng (căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013).

Do đó, nếu công chứng xong và chuyển tiền luôn mà không có thoả thuận về nghĩa vụ của các bên thì khả năng giao dịch này không an toàn là rất cao nếu một trong các bên có ý định lừa đảo: Bên bán không nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc bên mua không thanh toán đủ tiền sau khi đã sang tên sổ đỏ…

Bởi pháp luật không quy định cụ thể về thời điểm thanh toán tiền trong hoạt động mua bán nên để đảm bảo chắc chắn, trong hợp đồng mua bán được công chứng, các bên bắt buộc phải ghi thoả thuận về việc thanh toán tiền gồm:

- Số tiền phải thanh toán khi mua bán.

- Hình thức thanh toán.

- Các đợt phải thanh toán nếu các bên thoả thuận sẽ chia thanh toán thành nhiều đợt.

- Nghĩa vụ của các bên trong từng giai đoạn trước khi bên mua được chuyển quyền sở hữu tài sản.

- Phạt khi vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trong thực tế…

Sau khi đã kí công chứng hợp đồng mua bán và có ghi đầy đủ các thoả thuận về việc thanh toán tiền vào hợp đồng, nếu các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện ra toà để yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

Xem chi tiết thủ tục khởi kiện tại Toà án

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Công chứng xong mới chuyển tiền trong các giao dịch mua bán. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Trách nhiệm pháp lý là gì? Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?

Không phải ai cũng có thể biết và hiểu rõ được các khái niệm về: Trách nhiệm pháp lý? Năng lực trách nhiệm pháp lý? Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý là gì và giải đáp cụ thể những vấn đề về các câu hỏi trên.