Con riêng của vợ và con riêng của chồng được kết hôn với nhau?

Hiện nay, không thiếu trường hợp con riêng của vợ và con riêng của chồng yêu thương và muốn kết hôn với nhau. Vậy trường hợp này có được pháp luật công nhận không?

Những mối quan hệ bị cấm kết hôn với nhau?

Việc kết hôn của nam nữ không chỉ xác lập quan hệ vợ chồng mà còn làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác trong xã hội như quan hệ giữa cha mẹ con, giữa các thành viên khác trong gia đình, quan hệ cấp dưỡng…

Do đó, để có thể kết hôn với nhau, ngoài sự tự nguyện, đủ tuổi... thì theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có một số điều cầm cần phải tránh: Không được yêu sách của cải, cưỡng ép, lừa dối, cản trở…

Ngoài ra, 06 mối quan hệ sau không được phép kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng (căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014):

- Giữa người đang có vợ hoặc có chồng với người khác;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người này có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;

- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó, đời thứ nhất là cha mẹ; Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì;

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

- Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;

- Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Những mối quan hệ trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức. Không chỉ vậy, chúng còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của thế hệ tiếp theo.


Con riêng của vợ chồng có được kết hôn không? (Ảnh minh họa)

Con riêng của vợ và con riêng của chồng được kết hôn với nhau?

Căn cứ phân tích ở trên, con riêng của vợ và con riêng của chồng không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Do đó, hai người hoàn toàn được phép kết hôn với nhau nếu đáp ứng các điều kiện:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Do nam nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không phải kết hôn giả tạo, không phải tảo hôn, không bị cưỡng ép, cản trở kết hôn…

Lúc này, hai người có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã của một trong hai để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lưu ý rằng, cả hai phải tự mình đăng ký mà không thể ủy quyền cho người khác.

Nói tóm lại nếu tự nguyện và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con riêng của vợ và con riêng của chồng hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

>> Thủ tục đăng ký kết hôn: Những điều cần biết 2019

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.