Có phải, sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại?

Hiện nay, có không ít người vẫn nghĩ, sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại. Vậy, dưới góc độ pháp luật, có thật sự như vậy không?

Thực hư: Sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại

Theo Điều 18 Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13, khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn và hai bên nam, nữ sẽ cùng ký tê vào Sổ hộ tịch. Sau đó, công chức sẽ trao giấy đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ.

Tại thời điểm này, quan hệ vợ chồng giữa hai bên đã được xác lập. Do đó, dù mới đăng ký kết hôn, 01 ngày, 02 ngày hay 15 ngày, 01 tháng… thì ngay sau khi hai bên ký tên vào Sổ hộ tịch, được trao giấy đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng hợp pháp đã được pháp luật công nhận.

Bởi theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13, việc kết hôn phải đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện, đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện kết hôn thì sẽ được công nhận là kết hôn hợp pháp. Ngược lại, nếu không đăng ký thì việc kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý.

Trong đó, điều kiện kết hôn được nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 gồm:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên và không mất năng lực hành vi dân sự;
  • Nam nữ tự nguyện kết hôn;
  • Việc kết hôn không thuộc trường hợp bị cấm như cưỡng ép kết hôn, giả tạo kết hôn…
  • Quan hệ hôn nhân giữa người cùng giới tính sẽ không được Nhà nước thừa nhận.

Như vậy, suy nghĩ sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại là không đúng. Nếu không muốn làm vợ chồng nữa thì hai bên phải thực hiện thủ tục ly hôn.

Có phải, sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại? (Ảnh minh họa)

Phải làm sao mới hủy kết hôn khi mới đăng ký được?

Khi quan hệ hôn nhân đã được pháp luật công nhận, tức quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng đã được xây dựng thì để hủy việc kết hôn, vợ chồng phải thực hiện thủ tục ly hôn.

Khi đó, việc ly hôn có thể do vợ chồng cùng thỏa thuận hoặc có thể do mình vợ, mình chồng muốn ly hôn. Nếu ly hôn xuát phát từ cả hai vợ chồng thì được gọi là thuận tình ly hôn. Ngược lại, nếu ly hôn từ một phía thì được gọi là ly hôn đơn phương.

Trong đó, thủ tục ly hôn với từng trường hợp có thể liệt kê theo bảng dưới đây:

Tiêu chí

Ly hôn thuận tình

Ly hôn đơn phương

Điều kiện

Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề liên quan đến việc ly hôn như phân chia tài sản chung vợ chồng, giành quyền nuôi con, người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…

Quan hê hôn nhân không thể kéo dài do một trong hai bên có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng…

Giấy tờ cần chuẩn bị

- Đơn thuận tình ly hôn

- Đăng ký kết hôn

- Giấy khai sinh

- Giấy tờ về tài sản chung…

- Đơn đơn phương ly hôn

- Đăng ký kết hôn

- Giấy khai sinh

- Giấy tờ về tài sản chung

- Giấy tờ chứng minh vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình… (nếu có)

Nơi nộp đơn

Vợ chồng thỏa thuận Tòa án nơi cư trú của vợ/chồng

Tòa án nơi cư trú của người bị yêu cầu ly hôn

Thời gian giải quyết

Khoảng 02 - 03 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn ly hôn thuận tình

Khoảng 04 - 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương

Mức phí phải nộp

Lệ phí Tòa án: 300.000 đồng.

Án phí 300.000 đồng. Nếu phân chia tài sản thì căn cứ vào giá trị tài sản tranh chấp để xác định mức án phí theo quy định.

Trên đây là giải đáo chi tiết vấn đề: Có phải, sau khi kết hôn sẽ có 15 ngày để vợ chồng suy nghĩ lại? Mới kết hôn có thể hủy hôn được không? Cùng thủ tục cần làm khi vợ chồng không muốn chung sống với nhau nữa.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.