Có được vắng mặt khi ly hôn không? Trình tự giải quyết thế nào?

Hiện nay, có nhiều trường hợp vợ chồng ly hôn nhưng đối phương cố tình vắng mặt tại phiên tòa gây khó khăn cho việc giải quyết ly hôn. Vậy có được vắng mặt khi ly hôn không?

1. Vợ, chồng có được vắng mặt khi ly hôn không?

Vợ, chồng có được vắng mặt khi ly hôn không?
Vợ, chồng có được vắng mặt khi ly hôn không? (Ảnh minh hoạ)

Để biết vợ, chồng có được vắng mặt khi ly hôn không phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể là thuận tình hay đơn phương ly hôn.

*Đối với trường hợp vợ, chồng thuận tình ly hôn:

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, khi xem xét giải quyết đơn yêu cầu ly hôn thì trước hết Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải cho vợ, chồng.

Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự mặt của cả hai bên vợ, chồng. Rõ ràng Tòa án sẽ không thể tiến hành hòa giải được nếu một bên vắng mặt trong phiên hòa giải. Chính vì vậy, trường hợp thuận tình ly hôn thì bắt buộc cả hai vợ, chồng không được vắng mặt.

Trong đó, nếu kết quả hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Còn nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Hai bên thực sự tự nguyện khi ly hôn;

- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản chung, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

- Sự thỏa thuận ly hôn phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

*Đối với trường hợp vợ/chồng đơn phương ly hôn:

Trong trường hợp này, vợ chồng vẫn có thể vắng mặt khi ly hôn, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương nếu người yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt gửi Tòa án.

Đồng thời, nếu sau 02 lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thì sẽ bị coi như đã từ bỏ việc khởi kiện. Trong trường hợp này, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với với yêu cầu xin ly hôn đơn phương của nguyên đơn.

Còn trong trường hợp bị đơn vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ 01 thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa, tuy nhiên Tòa sẽ xét xử vắng mặt nếu bị đơn vắng mặt đến lần thứ 2.

2. Trình tự giải quyết ly hôn khi vắng mặt đương sự 2024

có được vắng mặt khi ly hôn không
Trình tự giải quyết ly hôn khi vắng mặt đương sự 2024 (Ảnh minh hoạ)

Khi giải quyết ly hôn vắng mặt, đương sự cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và giấy tờ như đối với trường hợp xét xử có mặt cả hai vợ chồng.

Lưu ý rằng, trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết, do đó trình tự giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ chỉ thực hiện trong trường hợp đơn phương ly hôn.

Dưới đây là trình tự để giải quyết ly hôn khi vắng mặt đương sự:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu ly hôn, gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);

- Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ, chồng (bản sao công chứng);

- Giấy khai sinh của các con trong trường hợp hai bên có con chung (bản sao công chứng);

- Giấy xác nhận nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung nếu hai bên có tài sản chung (bản sao công chứng).

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, người có yêu cầu giải quyết ly hôn nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi mà bị đơn cư trú, làm việc.

Người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hay nộp trực tiếp tại Tòa án.

Bước 3: Tòa án xem xét, giải quyết ly hôn

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét và thụ lý vụ án nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ/hợp lệ thì Toà án thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Sau khi ra quyết định thụ lý vụ án ly hôn thì Tòa án tiến hành hòa giải. Trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ thì sẽ được xem là không hòa giải thành theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Sau đó, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo các thủ tục chung.

Bước 4: Ra bản án ly hôn

Trong quá trình giải quyết, nếu Toà xét thấy đủ điều kiện ly hôn thì sẽ ra bản án ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

3. Có được uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng khi ly hôn không?

Vợ, chồng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về người đại diện thì:

“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện”.

Bởi vì quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người, do đó không thể chuyển giao cho người khác thực hiện được.

Vì vậy, khi muốn giải quyết ly hôn thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ, chồng đều phải trực tiếp tham gia và không được phép ủy quyền cho người khác thực hiện.

Trên đây là những thông tin về vấn đề có được vắng mặt khi ly hôn không? Trình tự giải quyết thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như thế nào?

Quyền định đoạt, một trong ba quyền cơ bản của quyền sở hữu tài sản, cùng với quyền chiếm hữu và quyền sử dụng, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thực hiện quyền lợi của chủ sở hữu tài sản. Vậy quyền định đoạt theo Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu thế nào?