Chữ ký số là gì? Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số

Chữ ký số là gì? Chữ ký số hiện nay có giá trị pháp lý không? Cùng tìm hiểu các câu hỏi thường gặp về chữ ký số thông qua bài viết ngay dưới đây.

1. Chữ ký số là gì?

ký hợp đồng bằng chữ ký số

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định về khái niệm chữ ký số như sau: Chữ ký số được hiểu là 01 dạng chữ ký điện tử mà được tạo ra bằng sự biến đổi của 1 thông điệp dữ liệu bằng việc sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.

Theo đó, chủ thể có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người có chữ ký có thể xác định được chính xác về:

  • Việc biến đổi thông điệp dữ liệu nêu trên được tạo ra thông qua đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai của trong cùng 01 cặp khóa;
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu từ thời điểm thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Nói tóm lại, chữ ký số của một người được hiểu là 01 dạng chữ ký điện tử.

2. Chữ ký số có giá trị pháp lý không?

Chữ ký số
Chữ ký số (Ảnh minh họa)

Pháp luật Việt Nam hiện nay có ghi nhận và công nhận sự tồn tại của chữ ký số. Chữ ký số được xem là có giá trị pháp lý ngang với chữ ký tay khi đảm bảo một số điều kiện theo luật định.

Cụ thể, Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:

- Nếu pháp luật có quy định văn bản cần phải có chữ ký thì yêu cầu đối với 01 thông điệp dữ liệu được xem là được đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu này được ký bằng chữ ký số, tuy nhiên chữ ký số đó phải được đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

- Nếu pháp luật có quy định văn bản cần phải được đóng dấu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì yêu cầu này đối với một thông điệp dữ liệu được xem là được đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó đã được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức, tuy nhiên chữ ký số đó phải được đảm bảo các điều kiện an toàn

- Đối với chữ ký số của nước ngoài đã được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo Chương V Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì được xem là có giá trị pháp lý, đồng thời có hiệu lực giống như chữ ký số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam cấp.

3. Hướng dẫn ký hợp đồng bằng chữ ký số

Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách ký hợp đồng bằng chữ ký số Token (USB Token):

Bước 1: Cắm Token vào máy tính.

Bước 2: Thực hiện chạy chương trình cài đặt ứng dụng.

Sau đó, hoàn thành các bước cài đặt (chọn ngôn ngữ hiển thị phù hợp nếu có yêu cầu). Một số chương trình sẽ yêu cầu đổi mật khẩu trong lần đầu sử dụng. Lúc này người dùng thực hiện các thao tác đổi mật khẩu theo hướng dẫn của ứng dụng.

Bước 3: Ký hợp đồng với chữ ký đã được mã hóa trong phần mềm.

Các chương trình khác nhau sẽ có những bước thực hiện ký khác nhau. Về cơ bản anh/chị có thể phải thực hiện những việc sau: Mở file - Chọn vị trí chèn chữ ký - Chọn chữ ký phù hợp - Lưu file - Nhập mật khẩu (nếu có).

4. Câu hỏi thường gặp về chữ ký số

4.1. Quy định về đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Như đã đề cập đến tại phần trên, chữ ký số được xem là có giá trị pháp lý khi đảm bảo một số điều kiện bảo đảm an toàn theo luật định. Các điều kiện này được quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:

- Thứ nhất là điều kiện chữ ký số phải được tạo ra trong khoảng thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai được ghi trên chứng thư đó.

- Thứ hai là điều kiện chữ ký số được tạo ra từ việc sử dụng khóa bí mật tương ứng khóa công khai được ghi trên chứng thư số do 1 trong những tổ chức sau cấp:

  • Một là từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của quốc gia;
  • Hai là từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ;
  • Ba là từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Cuối cùng là từ các tổ chức cung cấp dịch vụ về chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức đã có cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số chuyên dùng theo Điều 40 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP

- Thứ ba là điều kiện về khóa bí mật, theo đó khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

4.2 Doanh nghiệp có được sử dụng nhiều chữ ký số không?

Căn cứ các quy định liên quan về chữ ký số như tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì không có quy định giới hạn số chữ ký mà một doanh nghiệp sử dụng.

Do đó, 01 doanh nghiệp có thể được sử dụng nhiều chữ ký số cùng lúc.

4.3 Chữ ký số có được chứng thực không?

Một trong những điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số được quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP là việc chữ ký số do 01 trong các tổ chức cung cấp dịch vụ về chứng thực chữ ký số cấp cho.

Theo đó, chữ ký số khi sử dụng nhằm đảm bảo các điều kiện về an toàn phải được chứng thực và phải do các tổ chức cung cấp dịch vụ về chứng thực chữ ký số cấp cho doanh nghiệp sử dụng.

4.4 Chữ ký số với chữ ký điện tử có khác nhau không?

- Về điểm giống nhau: Chữ ký số với chữ ký điện tử đều có thể được sử dụng để thay thế cho chữ ký tay và con dấu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.

- Tuy nhiên Chữ ký số với chữ ký điện tử có những điểm khác nhau như sau:


Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Khái niệm

Được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, âm thanh, ký hiệu hoặc nhữn hình thức khác bằng phương tiện điện tử (theo Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005)

Là 1 dạng chữ ký điện tử mà được tạo ra bằng sự biến đổi của 1 thông điệp dữ liệu bằng việc sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. (theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)

Tính bảo mật

Không được mã hóa.

Được mã hóa bằng việc sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng

Hình thức tạo lập

Tạo bằng cách scan hình ảnh chữ ký, ký trên các website trực tuyến…

Người dùng cần đăng ký mua dụng dịch vụ từ những tổ chức cung cấp dịch vụ về chứng thực chữ ký số.

Cách sử dụng

Không qua các thiết bị mã hóa.

Người dùng kết nối USB Token có yêu cầu nhập mã PIN bảo mật

Trên đây là thông tin về chữ ký số và ký hợp đồng bằng chữ ký số.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?