Chồng người nước ngoài, con mang quốc tịch Việt Nam được không?

Hiện nay, có nhiều người Việt Nam kết hôn với vợ, chồng nước ngoài. Vậy nếu chồng người là nước ngoài, con mang quốc tịch Việt Nam được không? Cùng tìm hiểu quy định liên quan đến vấn đề trên tại nội dung bài viết dưới đây.

1. Chồng người nước ngoài con mang quốc tịch Việt Nam được không?

Nếu một cá nhân là người Việt Nam lấy chồng là người nước ngoài thì khi con của hai vợ chồng được sinh ra, đứa trẻ vẫn có thể có quốc tịch Việt Nam nếu cả hai vợ chồng có thực hiện việc thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam cho con của mình tại thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con.

Bởi căn cứ Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 quy định về quốc tịch của con khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người nước ngoài và người còn lại là người Việt Nam như sau:

Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là người Việt Nam còn người còn lại là người nước ngoài thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam nếu cha mẹ có thỏa thuận bằng văn bản vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ.

Chồng người nước ngoài con mang quốc tịch Việt Nam được không? (ảnh minh họa)

Nếu trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được về việc chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

2. Con sinh ra với người nước ngoài có được có 2 quốc tịch không?

Theo quy định hiện tại tại Luật Quốc tịch Việt Nam, con của người Việt Nam và chồng là người nước ngoài có thể có 02 quốc tịch trong 02 trường hợp như sau:

2.1. Nhập quốc tịch Việt Nam

Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định con sinh ra với người nước ngoài có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu đáp ứng những điều kiện nhất định và thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Là vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ, con đẻ của người Việt Nam;

- Có công lao, có đóng góp trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc;

- Có lợi ích cho Việt Nam.

Khoản 3, Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam cũng quy định con sinh ra với người nước ngoài có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần thôi quốc tịch nước ngoài, tuy nhiên cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Có đủ năng lực hành vi theo quy định;

- Tuân thủ theo Hiến pháp nước Việt Nam và các quy định pháp luật tại Việt Nam;

- Tôn trọng nền truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam.

Như vậy, nếu con của người Việt Nam và người người nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì có thể mang 02 quốc tịch.

2.2. Trở lại quốc tịch Việt Nam

Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, người đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu người đã mất quốc tịch đó thuộc một trong các trường hợp bên dưới:

- Xin hồi hương về Việt Nam;

-Có vợ, chồng, cha, mẹ đẻ hoặc con đẻ là người Việt Nam;

- Có công lao, có đóng góp trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc;

- Có lợi ích cho Việt Nam;

- Đầu tư tại Việt Nam;

- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để thực hiện nhập tịch nước ngoài, nhưng không thực hiện nhập tịch được.

Theo đó, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

- Vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, con ruột của người Việt Nam;

- Có công lao, có đóng góp trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc;

- Có lợi ích cho Việt Nam.

Như vậy, nếu con có cha là người nước ngoài và mẹ là người Việt Nam đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì có thể có 02 quốc tịch.

3. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam nếu có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam (ảnh minh họa)

- Có đủ năng lực hành vi theo quy định;

- Tuân thủ theo Hiến pháp nước Việt Nam và các quy định pháp luật tại Việt Nam, tôn trọng nền truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam;

- Biết tiếng Việt ở mức đủ để hoà nhập với cộng đồng;

- Đã thường trú tại Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin được nhập quốc tịch;

- Có khả năng để có thể đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải biết tiếng Việt, thường trú tại Việt Nam 05 năm và có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, con ruột của người Việt Nam;

- Có công lao, có đóng góp trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc;

- Có lợi ích cho Việt Nam.

Lưu ý:

- Cá nhân nếu muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì trước hết cá nhân đó phải thực hiện thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt;

- Cá nhân muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì cá nhân đó phải phải có tên gọi Việt Nam;

- Nếu việc nhập quốc tịch làm hại đến lợi ích của Việt Nam thì cá nhân sẽ không được cho phép nhập quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là nội dung Chồng người nước ngoài con mang quốc tịch Việt Nam được không?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt cầm đồ và tín dụng đen mới nhất

Nhiều người dân hiện nay đang nhầm lẫn giữa dịch vụ cầm đồ hợp pháp và hoạt động tín dụng đen. Việc phân biệt cầm đồ và tín dụng đen rõ ràng là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro tiềm ẩn. 

Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Khi ly hôn, có rất nhiều quan hệ giữa vợ chồng cần được giải quyết, trong đó có vấn đề về nợ chung. Vậy pháp luật quy định xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào?

Làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?

Phân chia tài sản là vấn đề quan trọng mà các cặp vợ chồng quan tâm khi ly hôn. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi. Vậy làm sao để không bị chia đôi tài sản khi ly hôn?