Không được thả rông chó ngoài đường
Ngày 13/2/ 2017, Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định 193/QĐ-TTg. Theo đó, để khống chế và loại trừ bệnh dại, người nuôi chó phải quản lý chó nuôi, phải tiêm phòng vac-xin dại cho đàn chó, …
Cụ thể, người nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.
Ngoài ra, còn phải đeo rọ mõm cho chó, khi đưa chó ra nơi công cộng phải xích giữ chó hoặc có người dắt, nếu chưa tiêm phòng dại thì bắt buộc phải tiêm phòng. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP.
Để chó cắn người đi đường, ai sẽ phải bồi thường? (Ảnh minh họa)
Nếu chó cắn người đi đường, ai là người phải bồi thường?
Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, khi súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu chính là người phải đứng ra bồi thường. Như vậy, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu:
- Chó bị người thứ ba chiếm hữu, sử dụng và cắn người trong thời gian này thì người thứ ba phải bồi thường. Nhưng nếu chủ sở hữu cũng có lỗi thì người này cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Chó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà cắn người, gây thiệt hại thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép phải bồi thường.
Lưu ý: Nếu chó được thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu chó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thậm chí, nếu chó cắn chết người thì chủ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là những phân tích về trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi để chó cắn người đi đường. Để theo dõi thêm các bài về bồi thường thiệt hại, mời bấm vào đây.
Xem thêm:
Người làm công, người học nghề gây thiệt hại ai phải bồi thường?
Nguyễn Hương