Làm hỏng nhà thuê, bên thuê phải chịu trách nhiệm gì?

Trong quá trình thuê nhà và sử dụng, khi tài sản và nhà thuê hư hỏng, việc ai phải sửa chữa, người thuê hay người cho thuê cũng như người thuê phải chịu trách nhiệm gì là các câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này.

Căn cứ khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự năm 2015, người thuê nhà phải bảo quan nhà thuê, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Nếu làm hư hỏng thì còn phải bồi thường cho chủ thuê. Tuy nhiên, với những hao mòn tự nhiên do sử dụng thì người thuê nhà không phải chịu trách nhiệm.

Do đó, trong quá trình thuê nhà, nếu bên thuê tự ý sửa chữa, phá nhà, thay đổi thiết kế, kết cấu của nhà thuê mà không được sự đồng ý của bên cho thuê hoặc không có điều khoản trong hợp đồng cho phép người thuê được sửa chữa, thay đổi kết cấu nhà thì người thuê có thể bị xử lý như sau:


1. Phạt hành chính

Căn cứ Điều 65 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, khi người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, thuê nhà ở xã hội, nhà ở công vụ mà có hành vi tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở thì có thể bị phạt như sau:

- Với nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở xã hội: 80 - 100 triệu đồng.

- Nhà ở công vụ: 100 - 120 triệu đồng.

Đặc biệt, khi sửa chữa nhà ở cho thuê nhưng thuộc diện phải xin giấy phép nhưng vì làm chui nên người thuê đã không thông báo cho người cho thuê, sửa chữa khi không có giấy phép với nhà ở riêng lẻ thì có thể bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng.

Như vậy, tuỳ vào trường hợp, người thuê tự ý sửa chữa nhà thuê có thể bị phạt với các mức tiền nêu trên.


2. Bị đơn phương chấm dứt việc thuê nhà

Căn cứ điểm c, d khoản 1 Điều 30 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, bên cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu bên thuê vi phạm một trong các trường hợp sau đây:

- Cố ý làm hư hỏng nhà thuê một cách nghiêm trọng.

- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà thuê mà không được chủ nhà đồng ý bằng văn bản hoặc không có điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

Do đó, khi làm hỏng nhà thuê (do cố ý) bên cho thuê có thể chấm dứt việc cho thuê nhà đơn phương, trước thời hạn với bên thuê.


3. Phải bồi thường thiệt hại

Ngoài việc có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, người thuê nhà còn có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự:

Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Về việc xác định thiệt hại mà bên thuê phải bồi thường, theo nguyên tắc tại Điều 585 Bộ luật Dân sự, người thuê phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo thực tế một cách kịp thời. Mức bồi thường, hình thức cũng như số lần bồi thường sẽ do các bên cùng thoả thuận.

Đặc biệt, bên thuê có thể được giảm tiền bồi thường nếu thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của mình và lỗi xảy ra là lỗi vô ý. Trong trường hợp, bên thuê cố tình không bồi thường thì chủ trọ có thể khởi kiện ra Toà theo thủ tục ở bài viết này để yêu cầu Toà án giải quyết.


4. Chịu trách nhiệm hình sự

Khi người thuê có hành vi cố ý làm hư hỏng hoặc huỷ hoại nhà thuê thì tuỳ mức độ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017:

- Phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Giá trị nhà thuê bị làm hư hỏng từ 02 - dưới 50 triệu đồng...

- Phạt tù từ 02 - 07 năm: Thực hiện hành vi huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng nhà thuê một cách có tổ chức hoặc gây thiệt hại cho nhà thêu có giá trị từ 50 - dưới 200 triệu đồng; để che giấu tội phạm khác; tái phạm nguy hiểm...

- Phạt tù từ 05 - 10 năm: Gây thiệt hại cho nhà thuê có giá trị từ 200 - dưới 500 triệu đồng.

- Phạt tù từ 10 - 20 năm: Gây thiệt hại cho nhà thuê có giá trị trên 500 triệu đồng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là quy định về việc bên thuê phải chịu trách nhiệm gì khi làm hỏng nhà thuê? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> 5 rủi ro gặp phải khi thuê nhà không làm hợp đồng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền thì nên làm gì?

Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận được tiền xảy ra rất nhiều trên thực tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho bên vay tiền khi rơi vào trường hợp này.