1. Chiếm hữu là gì?
Chiếm hữu là hành vi việc một người tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc theo giấy ủy thác của người khác với tính chất ổn định, liên tục, công khai theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 179 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”, quyền chiếm hữu của chủ thể được pháp luật quy định và bảo vệ.
Quy định của Bộ luật Dân sự về quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thông qua chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản, người được giao tài sản qua giao dịch dân sự, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua quyết định hoặc được tòa án thông qua có hiệu lực pháp luật.
Người chiếm hữu coi mình là người có quyền đối với tài sản. Hành vi chiếm hữu này chỉ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ khi chủ thể chiếm hữu có những xử sự giống như họ là chủ sở hữu hay có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản được cho là của họ.
Do đó, người có hành vi nắm giữ tài sản một cách không minh bạch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Có những hình thức chiếm hữu nào?
2.1 Chiếm hữu ngay tình
Tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Đối tượng chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp:
Có được tài sản qua giao dịch dân sự và được cho là phù hợp với quy định của pháp luật;
Được chủ sở hữu tài sản ủy thác thay họ để quản lý tài sản;
Đối tượng phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị chôn giấu, bị lãng quên...Phù hợp với điều kiện được chiếm hữu theo quy định;
Một vài trường hợp ngay tình khác như: phát hiện và giữ gia cầm, gia súc bị thất lạc,…
2.2 Chiếm hữu không ngay tình
Tại Điều 181 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu
Đối tượng chiếm hữu không ngay tình bị buộc phải chấm dứt hành vi chiếm đoạt của mình đối với tài sản, trả lại cho chủ thể có quyền đối với tài sản và nếu như có gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
2.3 Chiếm hữu liên tục
Tại Điều 182 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Chiếm hữu liên tục được hiểu là hành vi được thực hiện trong một khoảng thời gian không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu
2.4 Chiếm hữu công khai
Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm. Tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như là tài sản của chính mình
Định nghĩa này được nêu tại Điều 183 Bộ luật dân sự 2015.
3. Chủ thể nào thì có quyền chiếm hữu đối với tài sản?
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc về khái niệm “ Chiếm hữu là gì?”, thì hãy cùng tìm hiểu về chủ thể có quyền chiếm hữu hay cơ sở chiếm hữu theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
3.1 Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu được quy định tại Điều 186 Bộ luật Dân sự 2015:
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của bản thân nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Chủ sở hữu là đối tượng được pháp luật quy định toàn quyền chiếm hữu tài sản và tự do thực hiện các hành vi chiếm hữu đối với tài sản của mình. Nhưng các hành vi không được gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
3.2 Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản
Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản được quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015:
Người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản được phép chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
Người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được nhận theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Chủ sở hữu tài sản có quyền chi phối lớn nhất đối với tài sản, tuy nhiên người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản có thể được phép thực hiện công việc được ủy quyền, cụ thể là chiếm hữu tài sản thông qua phạm vi, phương thức và thời hạn do chủ sở hữu xác định.
3.3 Quyền chiếm hữu của người nhận tài sản qua giao dịch dân sự
Người sở hữu có tài sản thông qua giao dịch dân sự như: tặng, cho, gửi, giữ,…không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu. Người nhận tài sản thực hiện việc chiếm hữu phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi của giao dịch.
Quyền chiếm hữu của người nhận tài sản thông qua giao dịch dân sự được quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người nhận tài sản được phép thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
Người nhận tài sản được quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được sự cho phép của chủ sở hữu.
Người nhận tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được chủ sở hữu nhận theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Người nhận tài sản thông qua giao dịch dân sự thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, tuy nhiên việc này không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản.
Người được giao tài sản được phép thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó theo thỏa thuận trong giao dịch dân sự đã thống nhất giữa các bên liên quan. Việc sử dụng tài sản, hay chuyển quyền chiếm hữu tài sản đó cho người khác phải được đồng ý của chủ sở hữu tài sản.
3.4 Trường hợp khác
Những trường hợp nêu trên thì còn một số trường hợp cụ thể khác tại Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản như sau:
Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản không được xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp,...với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc,... với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và các trường hợp khác được pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu không phù hợp với những nội dung trên thì được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Bài viết chia sẻ về Chiếm hữu là gì? và những hình thức chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành. Hi vọng qua bài viết trên, các độc giả đã có thêm những kiến thức cần thiết.