Cách chia thừa kế theo di chúc đơn giản, chi tiết nhất

Nhận và chia thừa kế theo di chúc theo thủ tục thế nào là câu hỏi mà rất nhiều độc giả của LuatVietnam gửi đến tổng đài 19006192Dưới đây là hướng dẫn thủ tục chi tiết nhất.

 

1. Chia thừa kế theo di chúc như thế nào?

Sau khi người để lại di chúc chết, những người thừa kế theo di chúc phải làm thủ tục chia thừa kế theo di chúc để nhận phần di sản mà mình được hưởng sau đó chuyển quyền sở hữu từ người để lại di chúc sang cho mình. Cụ thể:

1.1 Công bố di chúc

Khi trong di chúc có chỉ định người công bố hoặc nếu không chỉ định/chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối thì những người thừa kế còn lại thoả thuận người công bố di chúc.

Đồng thời, sau khi thực hiện thủ tục công bố di chúc, những người thừa kế sẽ được nhận một bản sao di chúc nên họ có thể trực tiếp sử dụng bản di chúc này để thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản của người chết sang cho mình.

chia thừa kế theo di chúc
Cần biết gì về thủ tục chia thừa kế theo di chúc? (Ảnh minh hoạ)


1.2 Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Ngoài trường hợp nội dung di chúc đã rõ ràng, phân chia cụ thể phần di sản của từng người thừa kế, theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng đang có hiệu lực, nếu trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì những người thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân di sản thừa kế.

Theo đó, những quy định liên quan đến thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân di sản thừa kế được thực hiện như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Di chúc.

- Giấy tờ về người để lại di chúc: Giấy chứng tử, đăng ký kết hôn của người đã chết…

- Giấy tờ về người thừa kế: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn, giấy xác nhận cư trú, giấy khai sinh (nếu người thừa kế có quan hệ ruột thịt với người để lại di sản), giấy chứng nhận con nuôi (nếu người thừa kế có quan hệ con nuôi)…

- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe…

- Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có).

Cơ quan giải quyết

Tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế: Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Thời gian giải quyết

Không quá 02 ngày làm việc. Có thể kéo dài đến không quá 10 ngày làm việc nếu nội dung công chứng phức tạp.

Công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản theo di chúc thế nào?
Công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản theo di chúc thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Người thừa kế không đồng ý, có chia thừa kế theo di chúc được không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nên nếu có người thừa kế không đồng ý thì di sản vẫn được chia theo di chúc trừ trường hợp di chúc không hợp pháp.

Bởi định nghĩa về di chúc được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Do đó, nếu người để lại di chúc đã chỉ định phần di sản cho ai được hưởng thì những người thừa kế khác của họ không có quyền can thiệp cũng như thay đổi.

Đồng thời, Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định một trong những quyền của người lập di chúc là chỉ định, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế cũng như phân chia phần di sản được hưởng của từng người thừa kế…

Như vậy, có thể thấy, nếu có một người thừa kế không đồng ý nhưng di chúc đã hợp pháp và đáp ứng các điều kiện có hiệu lực thì di chúc đó đã có hiệu lực. Đồng nghĩa, việc phân chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo di chúc mà không có ai được can thiệp ngoại trừ các trường hợp dưới đây:

- Có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự: Con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha, mẹ, vợ, chồng.

- Có người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế.

Trên đây là chi tiết cách chia thừa kế theo di chúc. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục