Chê người khác béo, gầy… bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng?

Hôm nay, ngày 01/7/2020, dư luận đang xôn xao về việc “từ hôm nay, chê người khác béo, gầy, mập, lùn… sẽ bị phạt đến 16 triệu đồng”. Vậy, theo quy định hiện hành, thông tin này có thực sự chính xác không?


Phạt đến 16 triệu đồng nếu chê người khác béo, gầy?

Hiện nay, việc lấy khiếm khuyết về cơ thể của người khác như béo, gầy, xấu, cao... thường chỉ hay được bạn bè, người thân trêu ghẹo theo hướng vô hại, vui đùa. Tuy nhiên, khi những hành vi này nhằm mục đích xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt.

Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì có thể bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc quy định thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì chưa có văn bản nào quy định rõ. Bởi việc chê người khác béo, ế, xấu, gầy… dẫn đến xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác không chỉ dựa vào ý thức chủ quan của người bị chê mà còn phải căn cứ vào hoàn cảnh, trình độ nhận thức, hậu quả... của hành vi này.

Do đó, khi việc chê bai, miệt thị người khác đến mức độ khiến danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm thậm chí khiến người đó bị trầm cảm… thì có thể bị phạt đến 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 15 nêu trên.

Như vậy, thông tin chê người khác béo, gầy, ế, xấu… bị phạt đến 16 triệu đồng là không chính xác.

Xem thêm

Chê người khác béo, gầy bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng?
Chê người khác béo, gầy bị phạt đến 16 triệu đồng là không đúng? (Ảnh minh họa)

Từ hôm nay phải bồi thường khi chê người khác béo, gầy?

Ngoài việc xử phạt hành chính, chê béo, gầy... có thể phải bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự.

Bởi, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một người được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Về mức bồi thường, Điều 592 Bộ luật Dân sự nêu rõ, mức bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thông thường, cứ đến ngày 01/7, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh. Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, tại Nghị quyết 86, Quốc hội đã thông qua điều chỉnh lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng nên theo lộ trình, nếu chê người khác béo, gầy… có thể phải bồi thường thiệt hại đến 16 triệu đồng.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế, xã hội của nước ta, để chia sẻ khó khăn, Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2020.

Bởi từ 01/7/2020, mức lương cơ sở vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng nên nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đến mức phải bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường cao nhất chỉ là 14,9 triệu đồng (theo mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng) mà không phải là 16 triệu đồng như thông tin của nhiều trang mạng xã hội đã nêu.

Nói tóm lại, từ các phân tích trên, thông tin “từ hôm nay, chê người khác béo, gầy, xấu… bị phạt đến 16 triệu đồng” là không chính xác.

>> Chê người khác béo coi chừng bị phạt nặng!

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.