Cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

Một trong những đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt là danh xưng của các cá nhân trong gia đình. Hệ thống danh xưng của Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Vậy cháu đích tôn là gì? Đối với tài sản thừa kế, cháu đích tôn có quyền thừa kế cao hơn?

1. Cháu đích tôn là gì và trách nhiệm của cháu đích tôn

Cháu đích tôn là gì? Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa, cách hiểu của mọi người về cháu đích tôn cũng như trách nhiệm của cháu đích tôn.

Cháu đích tôn là gì? (Ảnh minh họa)

1.1 Định nghĩa

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, (cháu) đích tôn là “cháu trai trưởng bên nội”. Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, đích tôn là “cháu nội trai lớn hơn hết trong hàng cháu nội: Đích tôn thừa tự”.

Theo văn hoá và phong tục của người Việt, cháu đích tôn là người con trai trưởng của trưởng nam. Tương lai, người này sẽ là trụ cột, đứng ra gánh vác mọi công việc chung trong dòng họ. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, cháu đích tôn còn phải sinh được con trai để nối dõi tông đường.

Trong trường hợp trưởng nam không có con trai, con trai của thứ nam lớn tuổi nhất sẽ là cháu đích tôn. Sau đó, nếu người cháu trai này có sinh được con trai, danh hiệu “cháu đích tôn” lại giao lại cho con của người đó.

Các thế hệ cháu đích tôn sẽ thay thế lớp người trước trong trường hợp người đó mất để đảm đương mọi việc lớn nhỏ của dòng họ, kể cả trường hợp các chú - em trai của cha còn sống.

1.2 Trách nhiệm của cháu đích tôn với dòng họ

Trách nhiệm của cháu đích tôn thể hiện ngay trong tên gọi. Cháu đích tôn có vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên, công việc bao gồm việc cúng giỗ các tuần rằm, dịp lễ, Tết.

Cháu đích tôn có trách nhiệm thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với các thế hệ trước. Cháu đích tôn cũng có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình. Bởi lẽ, cháu đích tôn được coi là người nối dõi tông đường.

Vì có trách nhiệm rất lớn, họ được kỳ vọng và được dạy dỗ trong vấn đề quản lý các công việc chung trong gia đình. Họ cũng có tiếng nói, có uy tín được các thành viên trong gia đình, dòng tộc coi trọng, nể phục.

2. Cháu đích tôn có được là con gái không? 

Theo quan niệm xưa, cháu đích tôn phải là cháu trai trưởng, có trách nhiệm với mọi công to việc lớn trong gia đình và dòng tộc. Vậy nên nếu xét theo quan niệm truyền thống, cháu đích tôn không thể là con gái.

Đây là một tư duy không tiến bộ, do vậy nó cũng đang dần được thay đổi trong nhận thức của mỗi người trong thời gian gần đây.

Theo pháp luật hiện hành, con gái cũng như con trai (không phân biệt giới tính và thứ bậc) đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. Các người con, người cháu đều phải có đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, báo hiếu và là người thừa kế hợp pháp của cha mẹ, ông bà.

Cháu đích tôn sẽ được hưởng quyền thừa kế cao hơn? (Ảnh minh họa)

3. Cháu đích tôn có được hưởng quyền thừa kế cao hơn? 

3.1 Trường hợp thừa kế theo pháp luật 

Pháp luật hiện hành không quy định cháu đích tôn có quyền được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật cao hơn các thành viên khác trong gia đình. Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

“Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Dù được văn hóa xem trọng nhưng dựa trên pháp luật, cháu đích tôn bình đẳng với các cháu khác. 

Theo đó, nếu theo pháp luật thì trường hợp cháu đích tôn sẽ được xếp vào hàng thừa kế thứ hai vì cháu đích tôn là con của người con trai trưởng và là cháu ruột của người chết mà người chết là ông/bà nội hay ông/bà ngoại.

Ngoài ra, tại Điều 652 Bộ luật dân ѕự 2015 ᴠề Thừa kế thế ᴠị thì: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”.

Theo đó, cháu đíᴄh tôn ᴄó thể đượᴄ nhận tài sản thừa kế theo pháp luật ᴄủa ông, bà nội thaу ᴄha nếu ᴄha ᴄhết trướᴄ hoặᴄ ᴄhết ᴄùng thời điểm ᴠới ông và bà.

3.2 Trường hợp thừa kế theo di chúc

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Trường hợp ông/bà để lại di chúc với phần thừa kế nhiều hơn cho cháu đích tôn thì đương nhiên, cháu đích tôn sẽ có quyền lợi này.

Kết luận

Bài viết đã giải đáp cháu đích tôn là gì và cháu đích tôn có quyền thừa kế cao nhất hay không. Mong rằng bạn đã tìm kiếm được thông tin bổ ích thông qua bài viết này.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đấu giá viên là gì? Tiêu chuẩn đấu giá viên 2024

Các cuộc đấu giá hiện nay được điều phối bởi đấu giá viên. Vậy đấu giá viên là ai? Tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên là gì? Cùng tìm hiểu về đấu giá viên tại bài viết bên dưới.

4 website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam 2024

Với nhu cầu của người dùng, nhiều website đấu giá trực tuyến đã ra đời để đáp ứng cho nhu cầu tham gia đấu giá một cách nhanh chóng và thuận tiện cho mọi người. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc về 4 website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.

Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?

Hiện nay, việc kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Dưới đây là giải đáp liên quan đến các vấn đề: Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn? Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?