Không chăm sóc cha mẹ, không được hưởng thừa kế?

Có nhiều quan điểm cho rằng, chỉ người nào chăm sóc cha mẹ mới được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, liệu pháp luật có thật sự quy định như vậy không?


Con phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ

Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay, con có nghĩa vụ và quyền lợi chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật. Nếu gia đình có nhiều con thì những người này phải cùng nhau thực hiện điều này.

Đặc biệt: Nếu con đã thành niên không sống chung với cha mẹ thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng khi cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Có thể thấy, việc chăm sóc cha mẹ đặc biệt là lúc ốm đau, bệnh tật không chỉ thể hiện sự hiếu thảo và yêu thương từ con cái mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi người.

Tuy nhiên, trong thực tế, có không ít người con bất hiếu, không chỉ không chăm sóc thậm chí còn ngược đãi, hành hạ cha mẹ. Căn cứ vào tính chất, mức độ, những người này có thể bị phạt tiền từ 1,5 - 02 triệu đồng theo Điều 50 Nghị định167.

Xem thêm: Tội bất hiếu - Luật xử phạt nặng!

chăm sóc cha mẹ mới được hưởng thừa kế

Chỉ người chăm sóc cha mẹ mới được hưởng thừa kế? (Ảnh minh họa)

Không chăm sóc cha mẹ, con vẫn được hưởng thừa kế?

Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự mới nhất, cá nhân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế ngoại trừ những người nêu tại Điều 621 Bộ luật Dân sự:

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản thừa kế;

- Bị kết án về hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản;

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của người đó;

- Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản lập di chúc; giả mạo, sửa chữa, hủy, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc.

Việc vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ cấp dưỡng có thể hiểu theo giải thích của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC. Theo đó, hành vi này có thể làm người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.

Như vậy, nếu con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dướng đối với cha mẹ thì sẽ không được hưởng thừa kế.

Ngược lại, nếu người để lại di sản đã biết về hành vi này nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc thì những người này vẫn được hưởng thừa kế.

Như vậy, nếu những người con vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cha mẹ thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế trừ khi cha mẹ đã biết về việc này nhưng vẫn cho họ hưởng theo di chúc.

>> Infographic: Hướng dẫn phân chia di sản thừa kế

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?