Ly hôn có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ/chồng không?

Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con riêng của bên kia. Vậy nếu ly hôn thì có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ, chồng không?

Anh Phạm Văn L. có gửi đến câu hỏi:

Trước khi lấy nhau, vợ tôi đã có 01 đời chồng và 01 con riêng. Cháu bé ở với ông bà ngoại và mới chuyển đến ở với chúng tôi. Hiện tại, hai vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và định ly hôn. Vậy khi ly hôn, tôi có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không?

LuatVietnam xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không còn chung sống với mình nữa.

Sau khi ly hôn, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ với con của mình như sau:

- Vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án quyết định;

- Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con để quyết định người trực tiếp nuôi con;

- Giao cho mẹ trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ khi người mẹ không đủ điều kiện nuôi con hoặc có thỏa thuận khác;

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, được thăm nom con  mà không ai được cản trở và không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con…

Ly hôn, có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ, chồng không? (Ảnh minh họa)


Ngoài ra, tại Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha dượng, mẹ kế khi sống chung với con riêng của bên kia thì phải có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục:

- Yêu thương, chăm lo việc học tập, giáo dục con;

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con;

- Giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…

Theo quy định nêu trên, cha dượng, mẹ kế chỉ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia khi con riêng cùng sống chung với mình.

Mà khi đã ly hôn, thì con riêng chắc chắn không còn sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế nữa. Do đó, quyền và nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia không còn tồn tại.

Không chỉ vậy, pháp luật chỉ đặt ra quy định về cấp dưỡng sau khi ly hôn giữa cha mẹ và con mà không quy định về quyền và nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của bên kia.

Ngoài ra, khi vợ của anh ly hôn với chồng cũ thì cháu bé ở với ông bà ngoại, nghĩa là vợ anh là người trực tiếp nuôi con và cháu bé đã được cấp dưỡng bởi chồng cũ của vợ anh.

Hiện tại, anh đang sống cùng với con riêng của vợ anh thì khi hai anh chị ly hôn, quan hệ sống chung này sẽ chấm dứt. Lúc này, anh không còn nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cũng như cấp dưỡng cho con riêng của vợ nữa.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

>> Mẫu Đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn thuyết phục nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.