Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?

Khi cha mẹ ly hôn, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, cấp dưỡng cho con luôn là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trong đó, nhiều người quan tâm đến việc cha mẹ phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi?


Ai là người phải cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, gọi tắt là Luật HN&GĐ, cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Khi hai vợ chồng ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn giải quyết việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết.

Về việc cấp dưỡng con cái, khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ khẳng định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Đồng thời, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở cũng như có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người còn lại.

Như vậy, khi hai vợ chồng ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

cap duong cho con den bao nhieu tuoi
Cha mẹ ly hôn cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi? (Ảnh minh họa)

Cha mẹ ly hôn chỉ phải cấp dưỡng khi con đủ 18 tuổi?

Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật HN&GĐ, cha, mẹ khi ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Luật này cũng nêu rõ, người con được cấp dưỡng là:

- Người chưa thành niên;

- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ.

Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 Bộ luật Dân sự); người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, cha mẹ khi ly hôn, người không sống chung với con phải cấp dưỡng khi con:

- Chưa đủ 18 tuổi;

- Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Đồng thời, tại Điều 118 Luật HN&GĐ, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình…

Như vậy, có thể thấy, khi cha mẹ ly hôn, người không sống cùng với con phải cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi (với trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên) hoặc khi con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống mình (với trường hợp còn lại).

Ngoài ra, nếu còn thắc mắc gì khác về thủ tục ly hôn, độc giả có thể tham khảo thêm dịch vụ tư vấn trực tuyến hoặc xem thêm mẫu đơn liên quan đến việc cấp dưỡng dưới đây:

>> Mẫu Đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn thuyết phục nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là giai đoạn trẻ em có sự thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy độ tuổi nào được xem là trẻ vị thành niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Dư luận xã hội những ngày này đang “nóng” bởi thông tin hai người bị oan đòi bồi thường 38 tỷ đồng do những sai phạm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, một trong những thông tin khiến nhiều người quan tâm hiện nay là khi để xảy ra oan sai, ai là người phải đứng ra trả tiền bồi thường?