Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

1. Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết là gì?

cận huyết là gì
Hôn nhân cận huyết là gì? (Ảnh minh họa)

Có thể hiểu rằng, cận huyết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời.

Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn giữa hai người có cùng huyết thống trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Hoặc việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống, có họ trong phạm vi ba đời.

Tại Khoản 17, 18, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 số 52/2014/QH13 giải thích như sau:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng nêu một số hành vi bị cấm, trong đó có hành vi:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Hậu quả của hôn nhân cận huyết

Hôn nhân cận huyết không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật, mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:

2.1. Từ góc độ sinh học

Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở người. Những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em.

Những gen lặn hoặc gen mang bệnh lý ở người cha và người mẹ trong trường hợp này khi kết hợp với nhau sẽ rất dễ gây nhiều bệnh lạ, bệnh liên quan đến đột biến gen cho người con.

Vì vậy, trẻ em được sinh ra trong hôn nhân cận huyết dễ bị dị dạng, mắc các bệnh di truyền hơn các đứa trẻ khác. Cụ thể là một số bệnh sau:

  • Bệnh da vảy cá

  • Thiếu men G6PD gây vàng da hoặc nghiêm trọng hơn là thiếu máu và dẫn đến các bệnh về não, gây biến chứng thần kinh

  • Bệnh suy giáp bẩm sinh gây hiện tượng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận động ở trẻ nhỏ

  • Hội chứng Edwards do thừa nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen

  • Hội chứng Patau làm lưu thai hoặc thai chết ngay khi mới sinh

  • Hội chứng Down làm giảm sự phát triển trí tuệ

  • Bệnh bạch tạng do đột biến gen

  • Bệnh mù màu, không thể phân biệt được màu sắc

  • Các bệnh lý rối loạn máu nguy hiểm như tan máu bẩm sinh (Thalassemia),  rối loạn đông máu,...

  • Bệnh động kinh

  • Khiến trẻ bị khiếm thính và suy giảm thị lực

  • Dị tật bẩm sinh

Đối với người mẹ khi mang thai con cận huyết thống sẽ có nguy cơ cao bị lưu thai hoặc sảy thai gây ảnh hưởng sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này.

Có thể thấy, kết hôn cận huyết gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy thoái nòi giống, các thế hệ sau phát triển ngày càng thụt lùi.

2.2. Từ góc độ xã hội

Hôn nhân cận huyết cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội:

Thứ nhất, kết hôn cận huyết là một hủ tục trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức, văn hoá. Xét về văn hoá, kết hôn cận huyết như một hành vi loạn luân giữa những người có cùng huyết thống.

Hành vi này làm suy giảm những giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, đây cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Thứ hai, hôn nhân cận huyết là nguyên nhân hàng đầu làm suy thoái giống nòi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, nhân lực lao động của xã hội. Hành vi này thường xảy ra ở các dân tộc thiểu số làm giảm số dân ở một số dân tộc vốn đã ít người.

Nói rộng ra, hôn nhân cận huyết là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Vì vậy cần có những hành động ngăn chặn và chấm dứt hủ tục này.

cận huyết là gì
Hôn nhân cận huyết bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Các chế tài xử lý vi phạm hôn nhân cận huyết hiện nay

Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình, Điều 59 nêu hình thức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về kết hôn như sau:

Khoản 1: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Khoản 2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

  2. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi

Như vậy, kết hôn cận huyết thống với những người cùng dòng máu về trực hệ trong phạm vi ba đời sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.

Ngoài ra một số trường hợp tuy không cùng huyết thống nhưng có mối quan hệ gần như đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng, con dâu,... nếu kết hôn cũng sẽ vi phạm pháp luật.

Trường hợp này có thể phạt từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng hoặc 10.000.000 - 20.000.000 nếu là hôn nhân giữa cha mẹ nuôi với con nuôi.

Ngoài ra, tuỳ vào hành vi vi phạm mà kết hôn cận huyết thống có thể bị quy vào tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật hình sự 2015:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Kết luận

Hôn nhân cận huyết hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số vùng dân tộc thiểu số và vùng núi. Bởi trình độ dân trí thấp, hạn chế tiếp xúc với những nguồn thông tin nên nhiều người vẫn chưa nhận thức rõ về hậu quả của hành vi này.

Nhà nước vẫn đang đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân để sớm chấm dứt hủ tục này. Trong quá trình kết hôn, người dân nên tìm hiểu kĩ về Luật hôn nhân và gia đình để tránh những rủi ro không đáng có.

Trên đây bài viết đã giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì, hậu quả và các chế tài xử lý vi phạm. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?