Cầm cố tài sản là gì? Có bắt buộc phải lập hợp đồng không?

Cầm cố tài sản là gì và có phải lập hợp đồng khi cầm cố tài sản không là câu hỏi mà không phải ai cũng biết đáp án cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.


1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được nêu trong Điều 292 Bộ luật Dân sự hiện hành bên cạnh các biện pháp khác như thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh, đặt cọc…

Cụ thể, Điều 309 Bộ luật Dân sự định nghĩa cầm cố tài sản là gì như sau:

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, cũng giống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, cầm cố tài sản là việc một bên đưa tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo chắc chắn bản thân sẽ thực hiện nghĩa vụ nhất định.

Thông thường, trên thực tế, nghĩa vụ trong cầm cố tài sản là nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ vay vốn giữa bên nhận cầm cố và bên cầm cố. Có thể kể đến một ví dụ dễ hiểu như sau:

Anh A muốn có 500 triệu đồng để đầu tư kinh doanh mặt hàng hoa quả dịp Tết 2023 tuy nhiên hiện tại chưa có tiền nên anh A đã cầm cố chiếc xe ô tô của mình cho anh B để lấy 500 triệu đồng mang đi đầu tư.

Theo đó, anh A đã giao chiếc xe của mình cho anh B giữ trong thời hạn 12 tháng với điều kiện là anh B sẽ đưa cho anh A số tiền 500 triệu đồng.

Việc giao nhận xe nhằm mục đích đảm bảo anh A sẽ trả đủ số tiền 500 triệu đồng cho anh B đúng thời hạn đã thoả thuận là 12 tháng tính từ ngày anh A cầm cố chiếc xe ô tô cho anh B.

Định nghĩa cầm cố tài sản là gì được quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự (Ảnh minh hoạ)

2. Cầm cố tài sản có phải lập hợp đồng không?

Hợp đồng cầm cố tài sản là văn bản/thoả thuận được ghi lại của bên cầm cố và bên nhận cầm cố về việc một bên giao tài sản của mình cho bên còn lại giữ nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đảm bảo.

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng cầm cố không bắt buộc phải lập hợp đồng bởi có thể thể hiện nội dung cầm cố bằng hợp đồng riêng hoặc là một điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các loại hợp đồng khác.


3. Cầm cố khác gì thế chấp tài sản?

Mặc dù cùng đều là biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nhưng cầm cố và thế chấp bên cạnh những điều giống nhau thì có không ít các đặc điểm khác nhau. Cụ thể:

- Giống nhau: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên thoả thuận khác hoặc có quy định khác; cùng có 04 trường hợp chấm dứt thoả thuận gồm:

  • Đã chấm dứt nghĩa vụ.
  • Đã bị huỷ bỏ/thay thế bằng biện pháp khác.
  • Đã xử lý tài sản.
  • Các bên thoả thuận chấm dứt.
Cầm cố và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm thường bị nhầm lẫn (Ảnh minh hoạ)

- Sự khác nhau:

STT

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố

Bên nhận cầm cố

Bên thế chấp

Bên nhận thế chấp

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu...

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

6

Trả lại tài sản

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp (nếu trước đó bên nhận thế chấp giữ giấy tờ của bên thế chấp)

7

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Cầm cố bất động sản thì thời điểm này là khi đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kể từ thời điểm đăng ký.

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Cầm cố tài sản là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đấu giá viên là gì? Tiêu chuẩn đấu giá viên 2024

Các cuộc đấu giá hiện nay được điều phối bởi đấu giá viên. Vậy đấu giá viên là ai? Tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên là gì? Cùng tìm hiểu về đấu giá viên tại bài viết bên dưới.

4 website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam 2024

Với nhu cầu của người dùng, nhiều website đấu giá trực tuyến đã ra đời để đáp ứng cho nhu cầu tham gia đấu giá một cách nhanh chóng và thuận tiện cho mọi người. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc về 4 website đấu giá trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.

Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?

Hiện nay, việc kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Dưới đây là giải đáp liên quan đến các vấn đề: Hôn nhân cận huyết có được đăng ký kết hôn? Kết hôn cận huyết bị phạt như thế nào?