Cầm cố tài sản không chính chủ, có bị phạt không?

Cầm cố tài sản không chính chủ được hiểu thế nào? Làm sao để thực hiện điều này một cách hợp pháp? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Cầm cố tài sản không chính chủ là gì?

Cầm cố tài sản là thủ tục mà bên cầm có giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Theo định nghĩa này, tài sản là đối tượng của cầm cố phải là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố. Đồng thời, có thể hiểu, tài sản không chính chủ là loại tài sản không thuộc sở hữu của một người.

Cụm từ không chính chủ thường được nghe là sử dụng xe không chính chủ hoặc mua bán xe không chính chủ.

Theo đó, xe không chính chủ được hiểu là, một người mua bán xe nhưng không sang tên. Người đó đang sử dụng xe không thuộc quyền sở hữu của chính mình. Thậm chí, hiện nay, không ít trường hợp người sử dụng xe không biết chủ ban đầu của xe là ai.

Do đó, theo Bộ luật Dân sự, khi cầm cố bắt buộc phải sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, đồng nghĩa, phải chính chủ tài sản là người đứng ra cầm cố tài sản.

Khái niệm cầm cố tài sản không chính chủ là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Cầm tài sản không chính chủ có bị phạt không?

Người cầm cố

Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào cầm cố trái phép tài sản của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

Người nhận cầm cố

Người nhận cầm đồ hay chính là chủ tiệm cầm đồ khi nhận cầm cố tài sản không chính chủ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu của tài sản thì sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng theo điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, chủ hiệu cầm đồ phải nộp lại số lợi bất hợp pháp.

Ngoài ra, nếu tài sản nhận cầm cố là do người khác trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì chủ tiệm cầm đồ có thể bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng (theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Nếu nhận cầm cố giấy tờ thì còn có thể bị phạt tuỳ theo giấy tờ đó là gì, gồm:

- Giấy tờ là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân thì chủ tiệm cầm đồ có thể bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng theo điểm c khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

- Giấy tờ là hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC thì chủ tiệm cầm đồ có thể bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng theo điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Cầm cố tài sản của người khác trái luật bị phạt thế nào? (Ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục cầm cố tài sản không chính chủ đúng luật

Có thể thấy, cầm cố tài sản không chính chủ chỉ áp dụng với tài sản của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu không thể tự mình thực hiện thì hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay mình.

Do đó, trường hợp duy nhất cầm cố tài sản không chính chủ được coi là đúng luật là khi chủ sở hữu tài sản uỷ quyền cho người khác thực hiện thay mình cầm cố tài sản với chủ tiệm cầm đồ.

Theo đó, thủ tục thực hiện cầm cố trong trường hợp này được thực hiện như sau:

Bước 1: Bên cầm cố và bên được uỷ quyền thực hiện cầm cố phải tiến hành làm văn bản uỷ quyền về việc bên nhận uỷ quyền thay mặt bên cầm cố thực hiện thủ tục cầm cố với chủ tiệm cầm đồ.

Do luật quy định trường hợp này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng/giấy uỷ quyền nên các bên hoàn toàn có thể chỉ cần viết tay giấy/hợp đồng uỷ quyền trừ trường hợp các bên có nhu cầu hoặc tài sản cầm cố là giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Xem chi tiết Uỷ quyền là gì? Hướng dẫn thủ tục ủy quyền chuẩn nhất 2023

Bước 2: Thực hiện thủ tục cầm cố tài sản

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, hợp đồng cầm cố không bắt buộc phải lập hợp đồng mà nội dung cầm cố có thể thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc được nêu tại điều khoản của một hợp đồng khác về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Thủ tục cầm cố tài sản thực hiện theo thoả thuận của các bên. Trong đó có thủ tục: Giao tài sản, thanh toán chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố…

Trên đây là quy định về cầm cố tài sản không chính chủ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.