Trường hợp nào được cấm chồng gặp con sau ly hôn?

Sau khi ly hôn, việc giành quyền nuôi con là một trong những tranh chấp thường gặp nhất giữa các cặp vợ, chồng, thậm chí có nhiều người còn cấm người còn lại không được gặp gỡ, thăm nom con cái. Vậy thực hư việc này thế nào?

1. Có được cấm chồng gặp con sau ly hôn không?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình, khi ly hôn, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình (gọi tắt là con) sẽ được giao cho một trong hai vợ, chồng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Người được trực tiếp giao nuôi con sẽ có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất cho con để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Còn người không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đặc biệt, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định này, cả hai vợ, chồng đều phải tôn trọng việc nuôi dưỡng con của người được trực tiếp nuôi con và việc chăm sóc con của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người nào không trực tiếp nuôi con phải thực hiện cấp dưỡng theo thỏa thuận của hai vợ, chồng.

Đặc biệt, tuyệt đối không được cản trở nuôi thăm non con của người không trực tiếp nuôi con. Đây là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con.

Do đó, sau khi ly hôn, nếu con được giao cho vợ nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục thì người vợ tuyệt đối không được cấm chồng cũ thăm con.

Nếu bạn đọc muốn tư vấn cụ thể về vấn đề này về trường hợp của mình, hãy nhấc máy gọi ngay 1900.6192 - tổng đài tư vấn miễn phí của LuatVietnam về vấn đề ly hôn, giành quyền nuôi con, chia tài sản… khi ly hôn.


2. Không cho thăm con sau ly hôn bị phạt thế nào?

Theo phân tích ở trên, việc thăm con sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, người được giao nuôi con cũng không được ngăn cấm, cản trở việc thăm con của người không trực tiếp nuôi con.

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, việc ngăn cấm không cho chồng cũ, vợ cũ thăm con sau khi ly hôn là một trong các hành vi bạo lực gia đình.

Do đây là hành vi bị cấm nên nếu người nào vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng với người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con trừ trường hợp bị hạn chế theo quyết định của Tòa án.

Như vậy, theo quy định này, nếu vợ cũ không cho chồng cũ thăm con sau khi hai vợ, chồng ly hôn thì có thể bị phạt tiền đến 300.000 đồng.


3. Sau khi ly hôn, trường hợp nào được cấm chồng gặp con?

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định này, nếu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể bị hạn chế quyền thăm con của người đó.

Cũng theo quy định này, Tòa án chỉ ra quyết định, bản án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con nếu có yêu cầu của người đang trực tiếp nuôi con.

Như vậy, chỉ có 02 trường hợp, vợ cũ được yêu cầu Tòa án hạn chế chồng cũ gặp con gồm:

- Lợi dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.

- Lợi dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của người được giao trực tiếp nuôi con.

Để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn, người đang trực tiếp nuôi con cần thực hiện theo thủ tục sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con.

- Bản sao quyết định ly hôn.

- Bản sao Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu.

- Chứng cứ, chứng minh người không trực tiếp nuôi con có hành vi lợi dụng thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết

- Tòa án cấp huyện nơi cha hoặc mẹ cư trú, làm việc (theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

- Tòa án cấp huyện nơi người con cư trú (theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Phí, lệ phí Tòa án là bao nhiêu?

Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, lệ phí trong trường hợp này được quy định như sau:

- Lệ phí sơ thẩm: 300.000 đồng.

- Lệ phí phúc thẩm: 300.000 đồng.

Trên đây là quy định sơ bộ về việc hạn chế quyền nuôi con. Để tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục này, độc giả có thể liên hệ với luật sư và chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tại tổng đài 1900.6192.


4. Vợ cũ không cho gặp con sau khi ly hôn, phải làm sao?

Thực tế cho thấy, vợ, chồng khi được giao nuôi con sau khi ly hôn thường có xu hướng ngăn cấm con cái không được gặp người còn lại. Đây là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, khi bị cản trở, người cha, mẹ có thể thực hiện theo các cách sau:

4.1. Thỏa thuận

Theo quy định, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án trước hết sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên. Do đó, người bị ngăn không cho thăm con có thể thỏa thuận với người còn lại: Phân tích đây là hành vi trái pháp luật, bản thân không hề lợi dụng việc thăm con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con, tất cả vì lợi ích của con…

4.2 Yêu cầu Tòa án giải quyết

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được, người bị cấm gặp con có thể khởi kiện ra Tòa, yêu cầu người đang được nuôi con phải đảm bảo quyền, nghĩa vụ được thăm con của người không trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, yêu cầu người được giao con thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cấm, cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

Ngoài ra, nếu có chứng cứ về việc người kia không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Xem thêm…

Trên đây là phân tích về việc cấm chồng gặp con sau ly hôn. Nhìn chung đây là một vấn đề tương đối phức tạp trên thực tế. Để trình bày trường hợp cụ thể của bạn, hãy gọi ngay đến tổng đài tư vẫn miễn phí về ly hôn 1900.6192 của LuatVietnam.

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Toàn bộ hướng dẫn chi tiết

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.