Cách xử lý tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự

Xử lý tài sản vô chủ là một trong những chế định được nêu trong Bộ luật Dân sự. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để xử lý tài sản vô chủ đúng theo quy định của Luật? Cùng theo dõi hướng dẫn xử lý tại bài viết dưới đây.

Tài sản vô chủ là gì?

Trước hết, để biết cách xử lý tài sản vô chủ thì cần phải nắm được định nghĩa về tài sản vô chủ. Theo đó, tài sản vô chủ là loại tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu với tài sản đó. Định nghĩa này được nêu tại khoản 1 Điều 228 Bộ luật Dân sự hiện hành năm 2015.

Trong đó, có các loại tài sản gồm bất động sản và động sản., là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Việc sở hữu tài sản được hiểu một người có quyền sở hữu với tài sản đó. Tức là, người này có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt với tài sản đó.

Khi một người từ bỏ quyền sở hữu cũng đồng nghĩa người này đã từ bỏ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó và tài sản đó sẽ trở thành tài sản vô chủ.

Để hiểu tài sản vô chủ một cách cụ thể, độc giả có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Ông H do không muốn sử dụng chiếc áo khoác nữa nên đã mang chiếc áo khoác ném ở trước cổng nhà. Trong trường hợp này, chiếc áo khoác sẽ trở thành vật vô chủ.

Cách xử lý tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự
Cách xử lý tài sản vô chủ theo quy định của Bộ luật Dân sự (Ảnh minh họa)

Có được coi tài sản vô chủ là tài sản của mình không?

Có thể thấy, không phải mọi tài sản vô chủ đề có thể trở thành tài sản của mình mà để được trở thành tài sản của người nhặt được, người tìm thấy tài sản vô chủ thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Cụ thể, để xác định tài sản vô chủ có thể thuộc sở hữu của mình không, cần căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Dân sự như sau:

- Khi xác định chính xác tài sản đó là vô chủ

  • Người phát hiện tài sản vô chủ hoặc đang quản lý tài sản này sẽ được sở hữu nếu tài sản vô chủ là động sản (quần áo, xe máy, xe đạp…) trừ trường hợp luật có quy định khác;
  • Tài sản vô chủ sẽ thuộc về Nhà nước nếu là bất động sản.

- Khi không xác định được ai là chủ sở hữu:

  • Thông báo cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất.
  • Giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất và được ghi lại trong biên bản nêu rõ các thông tin sau đây: Họ và tên, địa chỉ của người giao nộp tài sản; người nhận là ai, thông tin về tài sản gồm tình trạng, số lượng, khối lượng của tài sản giao nộp.

Theo đó, hai cơ quan này sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo công khai để chủ sở hữu tài sản đó biết mà nhận lại. Sau khi đã có kết quả xác định chủ sở hữu, UBND cấp xã hoặc công an cấp xã phải thông báo cho người phát hiện hoặc nhặt được tài sản biết về chủ sở hữu của tài sản này.

Tuy nhiên, nếu sau một khoảng thời gian quy định mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản thì người phát hiện tài sản có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó nếu tài sản là động sản. Thời gian thông báo là sau 01 năm.

Đây là trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định chi tiết tại điểm d khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Đồng thời, nếu sau 05 năm thông báo công khai việc tài sản vô chủ là bất động sản mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu của nó thì bất động sản đó sẽ thuộc về Nhà nước và người phát hiện bất động sản vô chủ sẽ được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, theo Điều 30 Nghị định 29 nêu trên, mức chi thưởng trong trường hợp này như sau:

- Nếu đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ: Thực hiện theo quy định đó.

- Nếu chưa có: Cơ quan quyết định mức chi cụ thể. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp tỉnh.

  • Mức thưởng cho cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản vô chủ khi ngẫu nhiên tìm thấy và giao nộp hoặc cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ.

STT

Giá trị tài sản vô chủ

Tỷ lệ trích thưởng

1

Đến 10 triệu đồng

30%

2

Trên 10 - 100 triệu đồng

15%

3

Trên 100 triệu đồng - 01 tỷ đồng

7%

4

Trên 01 - 10 tỷ đồng

1%

5

Trên 10 tỷ đồng

0,5%

  • Nếu phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia: Mức tiền thưởng bằng 50% mức trên.
  • Nếu phát hiện và cung cấp thông tin chính xác về tài sản vô chủ không phải là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia: Mức tiền thưởng bằng 30% mức trên.

Lưu ý: Mức tiền thưởng không vượt quá 200 triệu đồng/gói thưởng.

Trên đây là thông tin mới nhất về xử lý tài sản vô chủ. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?