Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất

Bên cạnh việc chia di sản thừa kế theo di chúc thì người thừa kế còn được nhận thừa kế theo pháp luật. Vậy cách chia thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể thế nào?


Những người thừa kế theo pháp luật - họ là ai?

Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, chỉ khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật.

Cũng tại Bộ luật Dân sự này, cụ thể là Điều 651, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo 03 hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ 1: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, với các quan hệ pháp luật khác pháp luật cũng có quy định cụ thể như sau:

- Con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau (Điều 653);

- Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha mẹ với con thì được thừa kế di sản của nhau (Điều 654);

- Vợ, chồng đã xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản (Điều 655);

- Người đang là vợ hoặc chồng của người để lại di sản thừa kế tại thời điểm người đó chết thì sau dù có kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của người chồng trước (Điều 655)…

chia thừa kế theo pháp luật

Chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất (Ảnh minh họa)

Di sản được chia đều cho những người thừa kế?

Mặc dù người thừa kế theo pháp luật được quy định theo 03 hàng thừa kế nhưng khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự khẳng định:

Người người thừa kế ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản

Trong đó, người không được quyền hưởng di sản được nêu cụ thể tại Điều 621 Bộ luật Dân sự gồm:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người đó được hưởng…

Đặc biệt, nếu trong những người thừa kế có người đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì vẫn phải dành lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác cho người đó. Nếu người này còn sống khi sinh ra thì được hưởng, nếu chết thì những người thừa kế khác được hưởng.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền hưởng di sản theo pháp luật. Do đó, những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Trên đây là chi tiết cách chia thừa kế theo pháp luật mới nhất. Ngoài ra, có thể theo dõi thêm bài viết về một khía cạnh khác củaviệc phân chia thừa kế theo pháp luật tại bài viết dưới đây:

>> Thủ tục phân chia di sản thừa kế nhanh và chuẩn nhất hiện nay

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.