Các nước đồng ý kết hôn đồng giới trên thế giới

Việc kết hôn đồng giới hiện nay đã được các quốc gia nào đồng ý? Tại nước ta, pháp luật có cho phép kết hôn đồng giới không? Cùng xem tại bài viết dưới đây về các nước đồng ý kết hôn đồng giới và quy định về vấn đề này tại Việt Nam.

1. Các nước đồng ý kết hôn đồng giới

Các nước đồng ý kết hôn đồng giới
Các nước đồng ý kết hôn đồng giới (Ảnh minh họa)

Kết hôn đồng giới là vấn đề pháp lý được nhiều quốc gia quan tâm. Hiện nay, tùy thuộc vào quan điểm, truyền thống,.. mà pháp luật các quốc gia có nhiều quy định trái chiều nhau về việc có chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân đồng giới.

Ngày nay, trên thế giới đã có nhiều quốc gia đã đồng ý hợp thức hóa hôn nhân đồng giới. Các quốc gia này bao gồm: Andorra, Argentina, Áo, Bồ Đào Nha, Bỉ, Brasil, Chile, Canada, Colombia, Cuba, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Đài Loan, Ecuador, Estonia, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Hà Lan, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México, Nam Phi, Na Uy, Nepal, New Zealand, Pháp, Phần Lan, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Úc, và Uruguay...

2. Việt Nam có đồng ý kết hôn đồng giới không?

Việt Nam có đồng ý kết hôn đồng giới không?
Việt Nam có đồng ý kết hôn đồng giới không? (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực (trước ngày 01/01/2015) thì quy định cũ tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 việc kết hôn giữa người cùng giới là hành vi bị cấm thực hiện.

Và hành vi kết hôn giữa những người đồng giới từng được quy định là hành vi trái pháp luật và bị xử phạt hành chính (Theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2011/NĐ-CP - đã hết hiệu lực)

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2024 đã bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới.

Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là pháp luật thừa nhận quan hệ đồng giới. Cụ thể, khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

“...

3. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Có thể thấy, sự thay đổi này cho thấy xã hội, các nhà làm luật tại nước ta đã có sự thay đổi trong quan điểm về quyền của mỗi cá nhân nói chung và về quyền kết hôn nói riêng.

Mặt khác, việc bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới không đồng nghĩa với việc hợp thức hóa hôn nhân đồng giới.

Kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam là việc người nam và người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Theo đó, việc kết hôn tại Việt Nam chỉ được pháp luật thừa nhận nếu đó là hôn nhân giữa nam và nữ, còn đối với hôn nhân đồng giới vẫn không pháp luật thừa nhận tại nước ta

Tóm lại, quy định pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm hôn nhân đồng giới nhưng cũng không đồng ý cho phép kết hôn đồng giới.

Nếu có nhu cầu các cặp đôi cùng giới vẫn có thể tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống và sống chung với nhau, hành vi này không được xem là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, các cặp đôi đồng giới này không được đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam và không được Nhà nước bảo hộ quan hệ hôn nhân, cũng như không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

3. Người chuyển đổi giới tính có được kết hôn?

Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay không công nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng giới.

Đồng thời, một trong những điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là được thực hiện bởi 1 người nam và 1 người nữ.

Để được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân, việc kết hôn phải được thực hiện giữa hai người nam và nữ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.

Như vậy, người chuyển đổi giới tính có được pháp luật cho phép kết hôn hay không?

Điều chỉnh vấn đề này, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 91/2015/QH13 quy định người đã thực hiện chuyển đổi giới tính có các quyền sau đây:

- Thứ nhất người này có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Theo đó, giới tính trên giấy tờ pháp lý của người này như căn cước công dân, hộ chiếu,... sẽ phải thay đổi phù hợp với giới tính sau khi chuyển đổi.

- Thứ hai là người này có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Như vậy, sau khi chuyển đổi giới tính pháp luật sẽ công nhận các quyền nhân thân (như là quyền kết hôn, nhận con nuôi...) phù hợp với giới tính mới sau này.

Tuy nhiên cần lưu ý là đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có quy định cụ thể nào được ban hành để hướng dẫn thực hiện quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự về quyền chuyển đổi giới tính.

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì Dự án Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được trình lên Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).

Theo đó, vì Luật Chuyển đổi giới tính vẫn chưa được ban hành nên việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa có căn cứ thực hiện và được thừa nhận.

Trên đây là thông tin về các nước đồng ý kết hôn đồng giới và một số thông tin liên quan.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục