Hình thức hợp đồng là gì? Các loại hình thức hợp đồng 2024

Hình thức hợp đồng không chỉ có chức năng là phương tiện để thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng mà còn là bằng chứng về sự tồn tại của hợp đồng. Vậy hình thức hợp đồng là gì? Có mấy loại hình thức hợp đồng hiện nay?

1. Hình thức hợp đồng là gì? Có mấy loại?

Hình thức hợp đồng là gì? Có mấy loại?
Hình thức hợp đồng là gì? Có mấy loại? (Ảnh minh hoạ)

Hình thức hợp đồng được hiểu một cách khái quát là cách thức để thể hiện sự thoả thuận của các bên tham gia vào hợp đồng, là phương tiện để các bên thể hiện ý chí của mình. Khi các bên thỏa thuận để giao kết hợp đồng theo một hình thức nhất định thì hợp đồng được xem là đã được giao kết khi được thể hiện qua hình thức đó.

Hiện nay, Điều 14 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định các hình thức hợp đồng sau: Bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể.

Trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, được công chứng chứng thực, đăng ký/xin giấy phép thì hình thức của hợp đồng giao kết phải tuân theo các quy định này mới có hiệu lực pháp luật.

2. Các hình thức giao kết hợp đồng lao động 2024

Căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động được giao kết giữa các bên thông qua một trong các hình thức sau đây:

- Hợp đồng lao động bằng văn bản.

- Hợp đồng lao động điện tử, được thể hiện dưới hình thức là thông điệp dữ liệu. Và loại hợp đồng lao động điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

- Hợp đồng lao động bằng lời nói, được áp dụng đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Đặc biệt, trong các trường hợp dưới đây, hợp đồng lao động bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản, dù có thời hạn dưới hay trên 01 tháng, gồm có:

- Hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên qua 01 người lao động trong nhóm đó được uỷ quyền giao kết hợp đồng để làm công việc theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người chưa đủ 15 tuổi.

- Hợp đồng lao động được giao kết giữa người sử dụng lao động và người giúp việc trong gia đình.

Các hình thức giao kết hợp đồng lao động 2024
Các hình thức giao kết hợp đồng lao động 2024 (Ảnh minh hoạ)

3. Các hình thức giao kết hợp đồng dân sự 2024

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, có 03 hình thức giao kết hợp đồng dân sự là: Bằng lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự được giao kết qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu được xem là giao dịch bằng văn bản.

Dưới đây là những thông tin cụ thể về các hình thức giao kết hợp đồng dân sự:

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng lời nói: Các bên giao kết hợp đồng với nhau qua lời nói trực tiếp hoặc điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh để xác lập và giao kết hợp đồng như gọi điện, ghi âm…

  • Ưu điểm: Cách thức thực hiện đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém.

  • Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ các bên, và khó để chứng minh để giải quyết.

Hình thức này được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự mà các bên có độ tin tưởng lẫn nhau nhất định hoặc với những giao dịch đơn giản. Có hiệu lực tại thời điểm mà các bên trực tiếp thoả thuận với nhau về nội dung giao kết hợp đồng.

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng văn bản: Được chia thành 02 loại là văn bản truyền thống và văn bản điện tử.

+ Đối với giao kết bằng văn bản truyền thống: Được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ viết, trình bày trên mọi chất liệu hữu hình để thể hiện nội dung mà có thể đọc, lưu trữ, đảm bảo toàn vẹn nội dung trong đó.

Hiện nay, hình thức hợp đồng bằng văn bản truyền thống bao gồm: Văn bản có công chứng, chứng thực; Văn bản thường không có công chứng, chứng thực; giấy viết tay; Văn bản phải thực hiện đăng ký và xin phép (đăng ký hợp đồng, quyền sử dụng, sở hữu,...)

+ Đối với giao kết bằng văn bản điện tử: Giao dịch được thực hiện qua phương tiện điện tử dưới hình thức là thông điệp dữ liệu.

Hình thức hợp đồng này có các ưu và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Tạo căn cứ pháp lý chắc chắn, là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

  • Nhược điểm: Cách thức giao kết phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn hình thức khác.

Hình thức hợp đồng này được áp dụng trong các trường hợp như:

  • Việc thực hiện hợp đồng không cùng lúc với thời điểm giao kết hợp đồng;

  • Các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản;

  • Các hợp đồng phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng hợp đồng là những tài sản có giá trị lớn;...

- Hợp đồng dân sự giao kết bằng hành vi cụ thể: Đối với hình thức này, các chủ thể không cần trao đổi bằng lời nói mà chỉ cần thực hiện hành vi giao dịch, như: Mua hàng tại siêu thị, thanh toán tại quầy thu tiền,...

  • Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng và thuận tiện, hợp đồng thường được chấm dứt ngay khi thực hiện xong hành vi.

  • Nhược điểm: Khi có tranh chấp xảy ra khó để xác định được quyền và nghĩa vụ các bên, khó khăn trong giải quyết tranh chấp.

Hình thức hợp đồng này được áp dụng trong các trường hợp như: Các hợp đồng được thực hiện ngay; Các hoạt động dịch vụ cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã công bố quy chế của hoạt động rõ ràng;...

Trên đây là những thông tin về Hình thức hợp đồng là gì? Các loại hình thức hợp đồng 2024
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?