Việc đăng ký khai sinh cho con không có tên cha vẫn thường gặp ở các gia đình có mẹ đơn thân. Vậy, khi đã làm Giấy khai sinh không có tên cha thì sau này có bổ sung được không?
Con khai sinh có thể chỉ có tên cha hoặc tên mẹ
Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân từ khi sinh ra hay thậm chí chỉ sống được 24 giờ trở lên đều có quyền được khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày trẻ sinh ra, cha hoặc mẹ có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho con. Và danh sách hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Giấy chứng sinh (Bản chính). Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123 thì người yêu cầu đăng ký khai sinh còn phải xuất trình chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh về thông tin cá nhân, còn giá trị sử dụng. Nếu cha mẹ bé đã kết hôn thì phải có đăng ký kết hôn.
Do vậy, việc xuất trình đăng ký kết hôn không phải là điều kiện bắt buộc để khai sinh cho trẻ. Chỉ trong trường hợp cha mẹ trẻ đã đăng ký thì mới phải xuất trình giấy này.
Trong trường hợp này, nếu không có đăng ký kết hôn thì trẻ sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha, mẹ. Khi đó, việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ được chia thành 03 trường hợp:
- Nếu chưa xác định được cha: Phần thông tin về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống;
- Nếu chưa xác định được mẹ: Phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống;
- Nếu chưa xác định được cha và mẹ: Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Như vậy, trong Giấy khai sinh cho trẻ hoàn toàn có thể chỉ có tên cha hoặc chỉ có tên mẹ hoặc thậm chí có thể không có tên cha và tên mẹ.
Làm sao để bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh? (Ảnh minh họa)
Cách thêm tên cha vào Giấy khai sinh
Điều 4 Nghị định 123 giải thích:
Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.
Do đó, trong Giấy khai sinh nếu thiếu thông tin về cha thì hoàn toàn có thể bổ sung hộ tịch bằng cách thực hiện 02 thủ tục sau đây:
- Thủ tục nhận cha, mẹ, con;
- Thủ tục bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh.
1/ Thủ tục nhận cha, con
- Người có nhu cầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, con để thực hiện thủ tục này (Điều 24 Luật Hộ tịch 2014).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc nhận cha con là đúng thì người có yêu cầu sẽ được cấp trích lục đăng ký nhận cha con.
2/ Thủ tục bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh
- Cơ quan có thẩm quyền bổ sung: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người có yêu cầu (Điều 27 Luật Hộ tịch);
- Hồ sơ cần chuẩn bị: Tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Điều 28 Luật Hộ tịch);
- Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu là có cơ sở, phù hợp với quy định pháp luật, công chức tư pháp, hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Giấy khai sinh, cùng người yêu cầu ký vào Sổ hộ tịch…
Trên đây là cách để bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh cho con theo quy định mới nhất.
Khi ly hôn nói chung và đơn phương ly hôn nói riêng, vấn đề chi phí phải bỏ ra khiến không ít vợ chồng thắc mắc. Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để biết chính xác chi phí ly hôn đơn phương hết bao nhiêu tiền?
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh. Vậy nếu không đăng ký kinh doanh dạy thêm sẽ bị phạt thế nào?
Một trong những thắc mắc lớn của vợ chồng khi ly hôn là mua đơn ly hôn ở đâu? Vậy cùng theo dõi câu trả lời cụ thể tại bài viết dưới đây để biết địa chỉ uy tín, tin cậy nhé.
Số lượng người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không phải ít. Vậy khi đó, cần sử dụng mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài nào?
Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.
Trong lịch sử phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ, có 03 Bộ luật Dân sự đã được ban hành. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các Bộ luật này.
Bồi thường thiệt hại không chỉ xảy ra trong dân sự mà trong nhiều vụ án hình sự, vấn đề này cũng được đặt ra. Vậy trong các vụ án hình sự đó, nếu đã bồi thường thiệt hại thì còn phải đi tù nữa không?
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một bộ phận những người yếu thế, Bộ luật Dân sự 2015 quy định có một số người vẫn được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy nhiên, liệu có phải nếu gia đình có người con duy nhất thì người này sẽ được nhiên được hưởng thừa kế không?
Với lối sống “mở” như hiện nay, việc có thai ngoài ý muốn không còn là quá xa lạ. Và không hiếm trường hợp chọn cách phá thai. Vậy nếu người nào ép người yêu phá thai thì có bị phạt không?