Bố, mẹ giục con cái lấy vợ, gả chồng có phạm luật?

Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành đề cao nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Vậy, bố, mẹ gây áp lực lên con cái bằng việc liên tục thúc giục con lấy vợ, gả chồng có vi phạm?

Gây áp lực tâm lý có thể coi là bạo lực gia đình

Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, một trong những hành vi bị coi là hành vi bạo lực gia đình là “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng”.

Do đó, việc cha mẹ thúc giục con cái kết hôn khiến con cái gặp áp lực tâm lý, gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm quy định nêu trên của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Cần lưu ý, chỉ khi gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị coi là vi phạm, nhưng hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có giải thích rõ ràng về việc thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp này.

Ngoài ra, cũng theo Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, việc “cưỡng ép kết hôn…, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ” cũng bị coi là một trong các hành vi bạo lực gia đình. Nếu thúc giục con cái lấy vợ, gả chồng đến mức “cưỡng ép” thì cha mẹ có thể sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa


Cưỡng ép con cái kết hôn, cha mẹ bị phạt

Như phân tích ở trên, nếu chỉ dừng lại ở việc thúc giục con cái kết hôn thì cha mẹ sẽ không bị phạt. Nhưng nếu là cưỡng ép con kết hôn thì cha, mẹ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 và bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, khoản 1 Điều 55 của Nghị định này chỉ rõ: Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trong trường hợp đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, cha, mẹ có thể sẽ bị xử lý hình sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

>> Không cho con kết hôn, cha mẹ có thể bị phạt nặng!

Lan Vũ

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.