Bộ luật Dân sự mới nhất hiện nay là Bộ luật nào?

Bộ luật Dân sự được coi là bộ luật gốc, bộ luật nền tảng nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự. Vậy Bộ luật Dân sự nào đang được áp dụng hiện nay?


Bộ luật Dân sự mới nhất 2024

Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2024), Bộ luật Dân sự mới nhất đang có hiệu lực áp dụng là Bộ luật Dân sự 2015, có số hiệu 91/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

Về cấu trúc, Bộ luật này có 6 Phần, 27 Chương và 689 Điều – là Bộ luật dài nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Nội dung chính của Bộ luật Dân sự 2015

- Quyền dân sự: Bộ luật quy định về xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, trong đó có quy định về bồi thường thiệt hại

- Các quy định về cá nhân, bao gồm: Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân; quyền thân nhân; nơi cư trú; giám hộ; tuyên bố mất tích, tuyên bố chết…

- Các quy định về pháp nhân, bao gồm: Pháp nhân thương mại; pháp nhân phi thương mại; Điều lệ, tên gọi, trụ sở, quốc tịch… của pháp nhân; Chi nhánh, văn phòng đại diện; Hợp nhất pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, tách pháp nhân, giải thể pháp nhân…

- Các quy định về giao dịch dân sự, gồm: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; Mục đích và hình thức của giao dịch dân sự; Giao dịch dân sự vô hiệu; Giao dịch dân sự có điều kiện…

- Các quy định về hợp đồng và một số hợp đồng thông dụng, gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp động thuê tài sản, hợp đồng về quyền sử dụng đất; hợp đồng ủy quyền…

- Các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, gồm: Cách thức xác định thiệt hại; Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể…

Một số điểm mới nổi bật của Bộ luật Dân sự 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự 2005

1

Cho phép chuyển đổi giới tính

(Điều 37)

Chưa quy định

2

Lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay

(khoản 1 Điều 468)

Lãi suất cho vay không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

(khoản 1 Điều 476)

3

Thời hiệu yêu cầu chia thừa kế là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

(Điều 623)

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

(Điều 645)

4

Pháp nhân cũng có thể là người giám hộ nếu đáp ứng các điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;

Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

(Điều 50)

Chỉ quy định cá nhân là người giám hộ

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục