Bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì?

LuatVietnam nhận được nhiều câu hỏi về dân tộc của cá nhân trong giấy khai sinh. Một trong số đó là câu hỏi, bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì?


1. Bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì?

Khi bố mẹ có hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo các cách nêu tại Điều 29 Bộ luật Dân sự hiện hành như sau:

- Theo dân tộc của cha đẻ và mẹ đẻ: Nếu cha mẹ cùng dân tộc.

- Theo dân tộc của cha đẻ hoặc của mẹ đẻ theo thoả thuận của cha mẹ: Nếu cha đẻ và mẹ đẻ có hai dân tộc khác nhau.

- Xác định theo tập quán: Cha mẹ có hai dân tộc khác nhau nhưng không có thoả thuận về việc xác định dân tộc của con thế nào trong trường hợp này.

- Xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn: Cha mẹ khác dân tộc, không có thoả thuận và tập quán của hai dân tộc của cha mẹ khác nhau.

Căn cứ quy định này, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của các cặp bố mẹ khi bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì như sau:

- Bố mẹ có thoả thuận chọn dân tộc Mường hoặc dân tộc Kinh: Chọn dân tộc của con theo một trong hai dân tộc Mường hoặc Kinh theo thoả thuận của bố mẹ.

- Bố mẹ không có thoả thuận về việc chọn dân tộc Mường hay Kinh cho dân tộc của con: Chọn theo tập quán.

Lưu ý: Trong dân tộc Mường lại có nhiều nhánh nhỏ, với mỗi nhánh lại có tập quán khác nhau. Do đó, cần xem xét tập quán của dân tộc Kinh và dân tộc Mường để xác định dân tộc cho con khi bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì. Nếu khác nhau thì sẽ chọn dân tộc cho con theo tập quán của dân tộc Mường.

Xác định dân tộc con theo dân tộc cha hay mẹ? (Ảnh minh hoạ)

2. Đổi dân tộc cho con được không?

Ngoài giải đáp vấn đề bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì, nội dung bài viết sẽ cung cấp thông tin về vấn đề đổi dân tộc cho con. Theo đó, có thể hiểu, đổi dân tộc là việc yêu cầu xác định lại dân tộc cho cá nhân.

Các trường hợp được phép xác định lại dân tộc nêu tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự hiện hành gồm:

- Đổi dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. Tức là, nếu cha mẹ mang hai dân tộc khác nhau, ban đầu con khai sinh dân tộc của người cha nhưng sau đó muốn đổi sang dân tộc mẹ thì thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc.

- Khi xác định được cha đẻ, mẹ đẻ sau khi đã được cho con nuôi. Ở trường hợp này, sau khi con nuôi tìm được cha đẻ, mẹ đẻ của mình thì có thể xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ.

Lưu ý: Khi xác định lại dân tộc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, khi đã khai sinh bằng một dân tộc thì cá nhân hoàn toàn có quyền đổi sang dân tộc khác.

Thay đổi dân tộc cho con như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

3. Thủ tục đổi dân tộc cho con

Dân tộc là một trong những nội dung được ghi nhận trong giấy khai sinh. Khi muốn đổi từ dân tộc này sang dân tộc khác, người yêu cầu cần thực hiện theo thủ tục nêu tại Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 sau đây:

3.1 Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để thay đổi dân tộc gồm:

- Hồ sơ cần nộp: Tờ khai xin đổi dân tộc; Giấy tờ chứng minh việc đổi dân tộc khác gồm giấy khai sinh của người yêu cầu, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha đẻ, mẹ đẻ để xác định dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.

- Hồ sơ cần xuất trình: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha mẹ đẻ, giấy khai sinh của bản thân.

3.2 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc UBND cấp xã nơi cư trú của cá nhân người yêu cầu là cơ quan có thẩm quyền đổi dân tộc cho con. Do đó, cha mẹ nếu muốn đổi dân tộc cho con thì nộp hồ sơ đến cơ quan nêu trên.

3.3 Thời gian giải quyết

Thời hạn giải quyết trong trường hợp này là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ. Nếu trường hợp cần xác minh thì thời gian này có thể được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3.4 Lệ phí thực hiện

Lệ phí đổi dân tộc trong giấy khai sinh của cá nhân sẽ được thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là giải đáp chi tiết về trường hợp: Bố dân tộc Mường mẹ dân tộc Kinh con dân tộc gì? Nếu trường hợp của độc giả còn vướng mắc có thể liên hệ 19006192 để được tư vấn, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh 2024

Hợp đồng thuê nhà kinh doanh là văn bản pháp lý ghi nhận giao dịch giữa bên cho thuê và bên thuê. Đây cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng khi các bên có mâu thuẫn. Vậy cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng thuê nhà kinh doanh?

Mẫu hợp đồng ở nhờ mới nhất 2024

Hiện nay, việc cá nhân đến ở nhờ nhà người nhà người khác là việc không hiếm gặp. Tuy nhiên, việc ở nhờ này cần lập thành hợp đồng ở nhờ để đảm bảo quyền lợi cho các bên. Cùng tìm hiểu về hợp đồng ở nhờ tại bài viết.