Sau trường quốc tế, bệnh viện quốc tế có được pháp luật công nhận?

Hiện nay, không chỉ xuất hiện các trường học quốc tế mà các bệnh viện quốc tế cũng có rất nhiều. Vậy những bệnh viện quốc tế này có được pháp luật công nhận không?


Có quy định về bệnh viện quốc tế không?

Hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám, chữa bệnh khác (Căn cứ Điều 81 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009).

Ngoài ra, Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung 2018 quy định, các cơ sở khám, chữa bệnh được thành lập phải theo 01 trong các hình thức:

- Bệnh viện gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa;

- Phòng khám chuyên khoa và đa khoa;

- Nhà hộ sinh;

- Cơ sở dịch vụ y tế: Tiêm, thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp, chăm sóc sức khỏe tại nhà, cấp cứu, thẩm mỹ…

- Trạm y tế cấp xã, trạm xá;

- Cơ sở giám định y khoa…

Như vậy, chỉ có 02 loại hình bệnh viện là đa khoa và chuyên khoa mà không hề có bệnh viện quốc tế. Có chăng chỉ là các bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật Việt Nam lại chưa có một văn bản cụ thể nào quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện… của một bệnh viện quốc tế.

Chỉ có 4 bệnh viện được công nhận đạt chuẩn quốc tế

Theo nguồn tin trên báo điện tử Đất Việt, hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 04 bệnh viện được Tổ chức đánh giá chất lượng y tế hàng đầu thế giới JCI trao chứng nhận đạt chất lượng quốc tế gồm:

- 03 bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện mắt Cao Thắng, bệnh viện FV, bệnh viện Quốc tế Vinmec – Central Park;

- 01 bệnh viện tại Hà Nội: Bệnh viện Quốc tế Vinmec – Times City.

Trong đó, để được công nhận tiêu chuẩn quốc tế, các bệnh viện này bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khám, chữa bệnh do JCI đưa ra và các bệnh viện này đều là bệnh viện tư nhân.

Đặc biệt: Các bệnh viện quốc tế khác đều do bệnh viện tự đặt và chỉ là tên gọi mà không bắt buộc phải theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sau trường quốc tế, bệnh viện quốc tế có được pháp luật công nhận?
Bệnh viện quốc tế có được pháp luật công nhận? (Ảnh minh họa)

Bệnh viện quảng cáo sai sự thật bị phạt đến 70 triệu đồng

Hiện nay có rất nhiều bệnh viện quốc tế được quảng cáo là bệnh viện tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng về điều này. Do đó, việc các bệnh viện thêm chữ “quốc tế” vào tên chỉ nhằm quảng cáo và gây ấn tượng về chất lượng dịch vụ của mình.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Quảng cáo 2012, việc quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chất lượng, giá, công dụng… là một trong những hành vi bị cấm.

Nếu bệnh viện nào vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự:

- Phạt từ 50 - 70 triệu đồng nếu quảng cáo sai sự thật theo quy định tại Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP;

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015.

>> Trường học mạo danh “quốc tế” có bị phạt không?

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?