Đám cưới bật nhạc quá to, có thể bị phạt tiền!

Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt hơn. Tuy nhiên nên lưu ý rằng đám cưới bật nhạc quá to có thể sẽ bị phạt nặng!

Đám cưới bật nhạc quá to có bị phạt tiền không?

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư số 04/2011 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, đám tang và lễ hội, âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi, âm thanh không được vượt quá độ ồn cho phép; không mở nhạc trước 6h sáng và sau 22h đêm.

Nếu vi phạm về việc đảm bảo sự yên tĩnh chung như gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.

Đồng thời, nếu dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép thì bị phạt từ 01 đến 02 triệu đồng.

(Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Ngoài ra, nếu bật nhạc vượt quá mức tiếng ồn cho phép thì người vi phạm còn có thể bị phạt đến 160 triệu đồng tùy vào mức độ vượt quá theo Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

STT

Mức độ tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật

Mức phạt

(Triệu đồng)

1

Dưới 02 dBA

Cảnh cáo

2

Từ 02 dBA - dưới 05 dBA

01 - 05

3

Từ 05 dBA - dưới 10 dBA

05 - 20

4

Từ 10 dBA - dưới 15 dBA

20 - 40

5

Từ 15 dBA - dưới 20 dBA

40 - 60

6

Từ 20 dBA - dưới 25 dBA

60 - 80

7

Từ 25 dBA - dưới 30 dBA

80 - 100

8

Từ 30 dBA - dưới 35 dBA

100 - 120

9

Từ 35 dBA - dưới 40 dBA

120 - 140

10

Từ 40 dBA trở lên

140 - 160

Ngoài ra, khi tổ chức đám cưới cần lưu ý đến các quy định:

- Tổ chức đám cưới trang trọng, tiết kiệm, vui chơi lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh hai gia đình;

- Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu không phô trương, rườm rà, lãng phí, không nặng về đòi hỏi lễ vật…

Đám cưới bật nhạc quá to, có thể bị phạt tiền (Ảnh minh họa)

Không làm đám cưới vẫn là vợ chồng hợp pháp?

Theo quan niệm, lễ cưới là hình thức để thông báo rộng rãi với mọi người về mối quan hệ hôn nhân của một cặp đôi, dựa trên phong tục, tập quán của từng dân tộc. Do đó, đám cưới chỉ có giá trị thông báo, thể hiện sự chấp thuận và chúc phúc của mọi người với cặp đôi.

Trong Điều 5, Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành số 52/2014/QH13, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định;

- Không mất năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc các trường hợp bị cấm như: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn; Cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn; Kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc có chồng…

Đặc biệt: Một cuộc hôn nhân chỉ được pháp luật công nhận khi hai người nam nữ đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp nào không đăng ký thì không có giá trị pháp lý. Và Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy việc có tổ chức đám cưới hay không không ảnh hưởng đến việc pháp luật có công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người.

Do đó, nếu hai người đã đăng ký kết hôn và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định thì dù không làm đám cưới, họ vẫn là vợ chồng hợp pháp.

Trên đây là thông tin về vấn đề: Đám cưới bật nhạc quá to có thể bị phạt nặng! Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.