Theo thống kê, Việt Nam hiện đang đứng top đầu những nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia trên thế giới. Nghiện rượu không chỉ hại sức khỏe mà người uống rượu, bia còn gặp rất nhiều bất lợi pháp lý.
Uống rượu gây mất trật tự công cộng bị phạt đến 1 triệu đồng
Thông thường, khi uống rượu bia, con người sẽ không làm chủ được bản thân, dẫn đến nhiều hành vi quá khích: Gây mất trật tự công cộng, điều khiển phương tiện gây tai nạn…
Đối với việc uống rượu, bia rồi gây mất trật tự công cộng, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 167 nêu rõ mức phạt đối với trường hợp này là phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.
Tổng hợp các quy định của pháp luật về người nghiện rượu (Ảnh minh họa)
Người say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?
Lâu nay, mọi người vẫn cho rằng người say rượu thì dù có phạm tội vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội chỉ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong 07 trường hợp nêu tại Bộ luật Hình sự hiện hành:
- Sự kiện bất ngờ: Không thể thấy trước hoặc buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Không có năng lực trách nhiệm hình sự: Đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
- Phòng vệ chính đáng:Vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, của người khác... mà chống trả một cách cần thiết;
- Tình thế cấp thiết: Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khác... mà không còn cách nào khác phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn;
- Trong khi bắt giữ người phạm tội;
- Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ:Dù đã thực hiện đúng quy trình, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn có thiệt hại;
- Thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.
Ngoài ra, Điều 13 Bộ luật Hình sự còn quy định, một người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do dùng rượu thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi việc đưa bản thân vào tình huống này là do người đó chủ động thực hiện.
Ngoài ra, pháp luật cũng không coi việc say rượu là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi sẽ phòng tránh được trường hợp lợi dụng tình trạng say rượu, bia để thực hiện tội phạm.
Do đó, người uống rượu bia dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi không là điều kiện để không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Uống rượu khi lái xe, vừa nguy hiểm vừa bị phạt nặng! (Ảnh minh họa)
Lỗi về nồng độ cồn là một trong những lỗi nặng nhất!
Tại Nghị định số 46 năm 2016, mức xử phạt hành chính với người vi phạm các quy định về nồng độ cồn rất nặng. Cụ thể:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nếu trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định thì có thể bị phạt tối đa đến 04 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe đến 05 tháng (Điều 6);
- Người điều khiển xe ô tô nếu vi phạm về nồng độ cồn thì bị phạt đến 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 06 tháng (Điều 5)…
Thậm chí, trong nhiều tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự, say rượu còn có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như:
- Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 250);
- Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt (Điều 267)…
Ngoài việc bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, nếu người nào say rượu dẫn đến gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe… của người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo đó, Điều 596 Bộ luật Dân sự mới nhất nêu rõ, người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Bởi trước khi uống rượu, chắc chắn người đó phải ý thức được hậu quả của việc say rượu. Dù lỗi gây ra là vô ý hay cố ý thì việc sử dụng rượu, bia khiến bản thân mất khả năng nhận thức và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Lúc này, người gây thiệt hại có thể phải bồi thường về tài sản, sức khỏe, tính mạng...
Đáng chú ý: Khoản 2 Điều 596 nêu trên cũng khẳng định, khi một người cố ý dùng rượu làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì người này phải bồi thường.
Như vậy, có thể thấy, việc uống rượu bia khiến chúng ta “thiệt đơn thiệt kép”, không chỉ bị xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự mà nếu gây ra thiệt hại thì còn phải bồi thường.
Nhặt được của rơi trả người đánh mất là đức tính tốt của mỗi người, cần được khuyến khích, lan rộng. Vậy nhặt được của rơi đem trả có được thưởng không? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
Xử lý tài sản vô chủ là một trong những chế định được nêu trong Bộ luật Dân sự. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để xử lý tài sản vô chủ đúng theo quy định của Luật? Cùng theo dõi hướng dẫn xử lý tại bài viết dưới đây.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về thủ tục ủy quyền thừa kế: Có thực hiện được không? Nếu thực hiện được thì thủ tục sẽ thế nào? Nếu không thực hiện được thì vì sao lại bị cấm?
Mượn tiền qua tin nhắn là trường hợp thường gặp trong cuộc sống hằng ngày bởi ngày nay, điện thoại đã trở thành phương thức liên hệ phổ biến giữa mọi người. Vậy mượn tiền qua tin nhắn có kiện được không nếu người mượn không trả?
Thời hạn là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật dân sự nhưng không hẳn nhiều người đã biết cụ thể, thời hạn là gì? Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.
Khi kết hôn, hẳn cô dâu, chú rể nào cũng muốn đám cưới của mình vui vẻ, náo nhiệt hơn. Tuy nhiên nên lưu ý rằng không được bật nhạc quá to, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Khi cần sử dụng đến một khoản tiền lớn, nhiều người sẽ lựa chọn việc thế chấp tài sản của mình cho ngân hàng. Tuy nhiên, liệu một tài sản có được thế chấp cho nhiều ngân hàng không?
Thông thường khi lập hợp đồng đặt cọc, các bên sẽ thỏa thuận về mức phạt cọc nếu một trong hai bên phá hợp đồng. Vậy nếu phá hợp đồng, phạt cọc bao nhiêu thì đúng luật?
Hiện nay, việc hát lại các ca khúc hay, nổi tiếng diễn ra khá phổ biến. Nhưng hiếm ai biết rằng, việc cover bài hát của người khác có thể là hành vi vi phạm pháp luật.