Luật có quy định bao nhiêu tuổi được coi là kết hôn muộn?

Ngày nay, trong giới trẻ, việc kết hôn muộn dường như đã trở thành xu hướng mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi? Cùng theo dõi bài viết phân tích về vấn đề này dưới đây.

Kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi?

Hiện nay, Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 không quy định độ tuổi giới hạn được phép kết hôn. Thay vào đó, tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, điều kiện về tuổi tối thiểu để nam nữ được phép kết hôn là:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

[…]

Do đó, về mặt pháp luật, không có quy định kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi. Tuy nhiên, theo Quyết định 588/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt ra những nhiệm vụ, hoạt động mà chính quyền địa phương cần thực hiện ngay là khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con.

Tuy nhiên, với những nơi có mức sinh cao thì chính quyền cũng phải vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con.

Ngoài ra, theo Báo Sức khỏe và Đời sống - cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế:

Theo BS. Mai Xuân Phương - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số-KHHGĐ, Bộ Y tế, qua nhiều nghiên cứu, các hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới đã khẳng định độ tuổi tốt nhất để sinh con của phụ nữ là trong khoảng từ 20 đến dưới 35 tuổi. Trong khoảng độ tuổi 20-24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Càng về sau, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. Đến khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên.

Như vậy, luật không cấm cũng như không có quy định cụ thể về việc bao nhiêu tuổi là kết hôn muộn mà chỉ giới hạn độ tuổi kết hôn sớm. Tuy nhiên, độ tuổi tốt nhất để sinh con là từ 20 - dưới 35 tuổi.

Kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi
Luật có quy định kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi? (Ảnh minh họa)

Điều kiện kết hôn của Việt Nam gồm những gì?

Điều kiện kết hôn hiện nay đang được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Cụ thể gồm các điều kiện sau đây:

- Điều kiện 1: Nam nữ kết hôn phải đảm bảo độ tuổi quy định: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Điều kiện 2: Nam nữ kết hôn phải dựa trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.

- Điều kiện 3: Nam nữ kết hôn phải dựa trên quyết định hoàn toàn tự nguyện.

- Điều kiện 4: Cả nam và nữ đều không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Điều kiện 5: Việc kết hôn của nam nữ không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn gồm:

  • Kết hôn giả tạo.
  • Tảo hôn - kết hôn khi chưa đủ tuổi, cưỡng ép kết hôn, lừa dối hoặc cản trở kết hôn.
  • Kết hôn với người đang có vợ/có chồng hoặc biết người đó đang có vợ/chồng mà đăng ký kết hôn.
  • Kết hôn với những người có các mối quan hệ sau đây với mình: Cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi; giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Yêu sách của cải trong kết hôn.
  • Lợi dụng việc kết hôn với nhau để mua bán người, bóc lột sức lao động hoặc xâm phạm tình dục, có hành vi khác nhằm trục lợi.

- Điều kiện 6: Phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Việc đăng ký phải thực hiện đúng và đủ tại cơ quan có thẩm quyền (có thể là Ủy ban nhân dân - UBND cấp xã, cấp huyện… tùy vào từng trường hợp) khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn.

Đáng chú ý: Hiện nay, theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, mặc dù Việt Nam không còn cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới.

Do đó, khi những người cùng giới thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì cũng sẽ không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và quan hệ hôn nhân trong trường hợp này cũng không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, với những cặp vợ chồng đã ly hôn thì bắt buộc phải thực hiện đăng ký kết hôn lại sau khi đã đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn nêu trên.

Trên đây là thông tin mới nhất về vấn đề kết hôn muộn là bao nhiêu tuổi.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Chồng không được ly hôn dù vợ có bầu với người khác từ 01/7/2024, có đúng không?

Những ngày gần đây, khắp các trang mạng xã hội lan truyền thông tin “Chồng không được ly hôn dù vợ mang thai hoặc sinh con người khác từ 01/7/2024”. Tuy nhiên, thông tin này không hoàn toàn chính xác. Vậy cụ thể quy định đúng là thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp không?

Hiện nay, việc vay tiền diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt khi diễn ra World Cup. Trong đó, giao dịch vay tiền bằng cầm cố/thế chấp tài sản về bản chất là gồm 02 dạng chính giao dịch vay và bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp tài sản. Vậy vay tiền không trả được có bị giữ tài sản đã cầm cố/thế chấp?