Bão lãnh vay vốn là gì? Có được miễn nghĩa vụ bảo lãnh không?

Khi vay vốn ngân hàng, người vay ngoài việc tự mình đứng ra vay thì còn có thể sử dụng hình thức bảo lãnh vay vốn. Vậy nên hiểu hình thức này thế nào?


Bảo lãnh vay vốn là gì?

Căn cứ Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh được định nghĩa cụ thể tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Dựa vào quy định này, có thể hiểu bảo lãnh vay vốn gồm các đặc điểm sau đây:

- Là sự thoả thuận của các bên gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh (thường là ngân hàng hoặc công ty tài chính…) và bên được bảo lãnh (người vay vốn).

- Nội dung thoả thuận: Bên bảo lãnh cam kết trả nợ thay cho bên vay nếu đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi với ngân hàng mà người vay chưa trả được nợ.

- Phạm vi bảo lãnh: Một phần hoặc toàn bộ khoản vay của người vay tiền. Trong đó bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có), tiền lãi chậm trả…

Như vậy, trong phạm vi bài viết này, có thể hiểu một cách đơn giản, khi vay vốn ngân hàng, thường hợp đồng bảo lãnh vay vốn sẽ là hợp đồng ba bên: Bên vay, bên ngân hàng và bên bảo lãnh.

Bên bảo lãnh thường sử dụng tài sản của mình (nhà, đất hoặc ô tô…) để thế chấp cho bên vay vay tiền từ ngân hàng. Nghĩa vụ trả nợ vẫn thuộc về bên vay nhưng nếu bên vay không có khả năng trả nợ thì bên thế chấp tài sản (bên bảo lãnh) sẽ có trách nhiệm phải trả nợ thay bên vay.


Trường hợp nào bên bảo lãnh được miễn trả nợ thay bên vay?

Theo quy định trên, nếu bên được bảo lãnh (bên vay) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì bên bảo lãnh phải thực hiện thay nếu đến hạn mà bên vay không thực hiện hoặc không trả hết được nợ. Trong trường hợp này, số nợ còn lại bên bảo lãnh phải trả thay cho bên vay.

Tuy nhiên, Điều 341 Bộ luật Dân sự có liệt kê các trường hợp bên bảo lãnh được miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gồm:

- Bên nhận bảo lãnh (ngân hàng) miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trả nợ thay) cho bên bảo lãnh.

- Miễn bảo lãnh trong trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh cho cùng một người: Chỉ một trong số những người cùng bảo lãnh được miễn nghĩa vụ bảo lãnh còn những người còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

- Một trong các bên bảo lãnh miễn cho bên bảo lãnh nghĩa vụ với người này: Người bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với các bên bảo lãnh khác.

Trong đó, căn cứ để bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của mình nêu tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP gồm:

- Bên được bảo lãnh (bên vay) không thực hiện trả nợ đúng hạn.

- Bên vay không trả nợ trước hạn theo thoả thuận.

- Bên vay không trả đủ số nợ đã vay.

- Bên vay không thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ.

- Bên vay không có khả năng trả nợ.

- Theo thoả thuận giữa các bên.

Trên đây là quy định về: Bảo lãnh vay vốn là gì? Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.