Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành được quyền nuôi con?

Giành quyền nuôi con là một trong những mong muốn tha thiết của nhiều bậc cha, mẹ khi ly hôn. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề gặp rất nhiều tranh chấp giữa vợ, chồng. Vậy cần chuẩn bị gì để giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?


1. Điều kiện Tòa án xem xét giao con cho cha, mẹ khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ luôn muốn giành quyền nuôi con với đối phương bởi con cái là “máu mủ ruột rà”, dù quan hệ hôn nhân không còn nữa nhưng vẫn luôn mong con cái ở bên cạnh mình.

Dưới góc độ pháp lý, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

- Vợ chồng có thể thỏa thuận con sẽ do ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Đồng thời, hai người cũng có thể thỏa thuận về quyền gặp con, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi “đường ai nấy đi”. Tòa án sẽ tôn trọng và công nhận sự thỏa thuận của các bên.

- Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hôn.

- Nếu còn dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi, người cha sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ trường hợp mẹ không đủ điều kiện nuôi thì con dưới 36 tháng tuổi mới được giao cho cha nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục…

- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trước khi giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, khi không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ dựa vào nhiều yếu tố nhưng hơn hết là phải có căn cứ cho việc cha, mẹ đủ điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được giải thích rõ hơn về điều kiện được giao quyền nuôi con


2. Cha, mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con?

Theo quy định, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho một trong hai người nuôi con. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người đã giành được quyền nuôi con nhưng trong quá trình sống chung với con, nhiều quyền lợi của con không được bảo đảm.

Vì tiên liệu được trường hợp này, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:

- Cha, mẹ có thỏa thuận.

- Người nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Đặc biệt, nhiều trường hợp cha, mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa có thể giao con cho người giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp, sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định mà trong quá trình sống chung với con, nếu có các căn cứ nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi.

Thậm chí, có trường hợp cả cha và cả mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.

Trên thực tế, đây là vấn đề khá phức tạp, để trình bày cụ thể hơn về trường hợp của bạn, hãy nhấc máy vào gọi ngay đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn miễn phí.


3. Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành quyền nuôi con?

Như phân tích ở trên, việc giành quyền nuôi con khi không thỏa thuận được sẽ do Tòa án ấn định. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Do đó, trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây:

3.1 Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

3.2 Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…

3.3 Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

3.4 Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

Đây được xem là một trong những biện pháp để Tòa án xem xét điều kiện tốt nhất cho con. Nếu xét về vật chất, tinh thần và điều kiện khác, các đương sự đều có tình huống tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét giao cho cho ai.

Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến:

- Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.

- Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

Có thể thấy, vấn đề giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề khá phức tạp đặc biệt là khi vợ, chồng muốn đưa ra chứng cứ chứng minh cụ thể, thuyết phục Tòa án. Do đó, nếu gặp khó khăn về vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để gặp Luật sư và chuyên gia pháp lý của LuatVietnam để được tư vấn cụ thể.

Trên đây là phân tích xung quanh việc bằng chứng giành quyền nuôi con. Để phần nào có cái nhìn tổng quan về việc giành quyền nuôi con, độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây:

>> Toàn bộ quy định cần biết về giành quyền nuôi con khi ly hôn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.