Cha mẹ có được bán tài sản của con chưa thành niên không?

Tài sản của con chưa thành niên sẽ do ai quản lý, định đoạt là một trong những thắc mắc được gửi đến nhiều tại tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của quý độc giả.


Cha mẹ bán tài sản của con chưa thành niên, được không?

Quy định về người chưa thành niên được nêu tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, người chưa thành niên được định nghĩa như sau:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Theo đó, giao dịch liên quan đến người chưa thành niên được nêu cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Luật này như sau:

- Người chưa đủ 06 tuổi: Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

- Người từ đủ 06 - chưa đủ 15 tuổi: Giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ khi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của lứa tuổi.

- Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Tự mình thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp giao dịch đó liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Có thể thấy, giao dịch của con chưa 18 tuổi liên quan đến mua bán đất đai, động sản phải đăng ký đều phải có sự đồng ý hoặc do người đại diện theo pháp luật thực hiện còn các giao dịch khác liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của lứa tuổi thì con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đều có thể tự mình thực hiện.

Đồng thời, Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Nhưng khi con từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần phải xem xét thêm nguyện vọng của con.

Riêng con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được tự định đoạt tài sản của mình nhưng nếu liên quan đến bất động sản thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Từ các quy định trên, cha mẹ có thể bán đất của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Tuy nhiên, khi còn từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con và chỉ khi con đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì có thể tự mình bán đất nhưng kèm theo đó cần có văn bản đồng ý của cha mẹ về việc bán đất.

Như vậy, cha mẹ có quyền bán đất của con dưới 18 tuổi vì lợi ích của con nhưng phải hỏi ý kiến của con khi con từ đủ 09 tuổi trở lên.

ban tai san cua con chua thanh nien


Thủ tục công chứng bán đất của con chưa thành niên

Bởi giao dịch mua bán đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Nên ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được mua bán (khi mua bán đất phải có sự đồng ý của cha mẹ) thì còn cần phải đáp ứng điều kiện về hợp đồng công chứng.

Do đó, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất của người dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:

- Hồ sơ cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); giấy tờ tuỳ thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân (của cha mẹ) hoặc hộ chiếu, giấy khai sinh của người con; sổ hộ khẩu; đăng ký kết hôn (của cha mẹ); văn bản đồng ý của cha mẹ về việc đồng ý bán đất...

- Cơ quan công chứng: Việc công chứng hợp đồng mua bán giữa người chưa đủ 18 tuổi giống như khi thực hiện giữa các bên đã đủ 18 tuổi trở lên đều là Văn phòng hoặc Phòng công chứng có trụ sở đặt tại nơi có đất.

- Lưu ý khi công chứng mua bán đất của người chưa đủ 18 tuổi: Khác với trường hợp các bên đã đủ 18 tuổi, khi một trong hai bên là người dưới 18 tuổi thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ - người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi.

Do luật không quy định cụ thể việc cha mẹ cùng ký tên trong hợp đồng hay lập văn bản riêng nên trong trường hợp, cha mẹ có thể chọn hình thức thuận tiện nhất.

Xem thêm: Công chứng hợp đồng nhà đất: Hồ sơ, thủ tục, phí thực hiện

Trên đây là quy định về việc cha mẹ có được bán tài sản của con chưa thành niên không? Nhìn chung, những giao dịch liên quan đến đất đai là những vấn đề vô cùng phức tạp. Do đó, nếu cần hỗ trợ gì thêm, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mua bán nhà đất: Lưu ý gì về điều kiện, hồ sơ, thủ tục?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục