Sau khi ly hôn, bán đất như thế nào?

Hiện nay, khá nhiều người lăn tăn khi mua bán đất của những cặp vợ chồng đã ly hôn. Thậm chí, ngay cả chính những cặp vợ chồng này cũng còn rất lúng túng khi không biết phải bán đất thế nào khi đã ly hôn.


Ly hôn, tài sản chung được chia theo thỏa thuận?

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận. Do đó, nếu ly hôn, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

- Nếu trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ giải quyết theo thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai người;

- Nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp thỏa thuận không đầy đủ hoặc rõ ràng thì sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật tôn trọng việc thỏa thuận giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nếu thỏa thuận này không trái quy định.

ban dat sau khi ly hon

Muốn bán đất sau khi ly hôn thì phải làm thế nào? (Ảnh minh họa)

Sau khi ly hôn, làm sao để vợ chồng bán đất?

Theo Điều 213 Bộ luật Dân sự hiện hành, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Do đó, mặc dù quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nhưng quan hệ tài sản chung vẫn còn tồn tại.

Bởi vậy, sau khi ly hôn, nếu vợ chồng muốn bán đất thì sẽ thực hiện theo hai tình huống:

- Nếu hai bên tự thỏa thuận được thì có thể cùng nhau thực hiện bán đất. Bởi quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn (Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình);

- Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì gửi yêu cầu đến Tòa án. Khi đó, tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng xem xét đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Trong đó, việc vợ, chồng làm việc ở nhà như nội trợ, chăm sóc con cái vẫn được tính là lao động có thu nhập (Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP);
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, chỉ khi nào chứng minh được công sức đóng góp, hoàn cảnh của từng người, lỗi của mỗi bên khi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng… thì sẽ có “lợi thế” hơn trong việc phân chia tài sản chung khi ly hôn. Ngược lại, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào nguyên tắc “chia đôi”.

Sau khi chia tài sản chung thì phần quyền sử dụng đất được chia cho bên nào, bên đó sẽ toàn quyền định đoạt.

Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được giải đáp nhanh nhất.

>> Thủ tục ly hôn: Cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

>> Mẫu Đơn ly hôn chuẩn của Tòa án và thủ tục ly hôn nhanh nhất

>> Thủ tục mua bán đất đai: Toàn bộ hướng dẫn mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục