Có được bán đất khi đã để di chúc cho con không?

Để tránh tranh chấp giữa con cái sau khi chết, cha mẹ thường lập di chúc sẵn phân chia di sản là nhà, đất cho từng người con sau khi mình chết đi. Vậy, sau khi lập di chúc cho con, cha mẹ bán chính miếng đất đã lập di chúc có được không?


Di chúc có hiệu lực tại thời điểm nào?

Theo khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Trong khi đó, thời điểm mở thừa kế theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự được định nghĩa như sau:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Từ quy định này, khi người lập di chúc để lại tài sản cho người khác chết thì đây chính là thời điểm mở thừa kế đồng nghĩa từ thời điểm này, di chúc sẽ chính thức có hiệu lực. Với trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm xác định người đó:

- Biệt tích 05 năm từ ngày kết thúc chiến tranh.

- Bị tai nạn, thảm hoạ, thiên tai 02 năm mà không có tin tức xác thực là con sống.

- Biệt tịch liên tục 05 năm trở lên và không có tin tức là còn sống...

Lưu ý: Để di chúc có hiệu lực thì di chúc phải hợp pháp. Trong đó, điều kiện để di chúc hợp pháp là:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

- Di chúc không có nội dung trái luật, trái đạo đức xã hội và hình thức trái luật...

Như vậy, thời điểm di chúc có hiệu lực được tính từ khi người lập di chúc chết.

ban dat khi da de di chuc cho con


Có được bán đất khi đã để lại di chúc cho con không?

Trước hết phải khẳng định, lập di chúc không đồng nghĩa tài sản trong di chúc đã thuộc về người được hưởng di chúc bởi các nguyên nhân sau đây:

- Thời điểm di chúc có hiệu lực là khi người lập di chúc chết.

- Sau khi lập di chúc, người để lại di sản hoàn toàn có quyền thay đổi, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc cũng như có quyền truất quyền, chỉ định người thừa kế trong di sản... cho dù di chúc đó đã được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

- Nếu có nhiều bản di chúc với một tài sản thì chỉ có bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Do đó, khi còn sống, cha mẹ hoàn toàn có quyền sửa đổi, thay thế, huỷ bỏ di chúc để lại di sản và cũng có quyền lập di chúc mới thay cho di chúc cũ để tặng cho di sản thừa kế của mình cho người con khác.

Không chỉ vậy, bởi khi còn sống, tài sản của một người sẽ được người đó định đoạt (tặng cho người khác, bán cho người khác, góp vốn...) theo quy định mà không ai có thể cản trở hoặc ép buộc. Nên mặc dù đã lập di chúc để lại tài sản cho con nhưng cha mẹ hoàn toàn có quyền bán đất đã lập di chúc.

Khi đó, cha mẹ có thể huỷ bỏ di chúc hoặc sau khi cha mẹ chết, di chúc cũng sẽ trở nên vô hiệu bởi theo khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản tại thời điểm mở thừa kế không còn (do đã bán và sang tên người khác, không còn thuộc sở hữu hợp pháp của cha mẹ - người để lại di sản thừa kế).

Nói tóm lại, theo các phân tích nêu trên, cha mẹ có quyền bán đất mặc dù trước đó đã để lại di chúc nhà, đất đó cho con bởi khi cha mẹ còn sống, cha mẹ có quyền huỷ bỏ, thay đổi, sửa đổi, bổ sung di chúc cũng như toàn quyền định đoạt tài sản của mình.

Trên đây là giải đáp về vấn đề có được bán đất khi đã để di chúc cho con không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Lập di chúc để lại đất nhưng không cho bán, có được không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có vô hiệu không?

Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có vô hiệu không?

Hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có vô hiệu không?

Khi công chứng hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán nói riêng, Công chứng viên phải kiểm tra kỹ lại nội dung hợp đồng trước khi công chứng. Tuy nhiên, không tránh khỏi sai sót trong quá trình kiểm tra. Vậy nếu bị sai tên, hợp đồng mua bán đã công chứng có bị vô hiệu không?