Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Dư luận xã hội những ngày này đang “nóng” bởi thông tin hai người bị oan đòi bồi thường 38 tỷ đồng do những sai phạm của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Vì thế, một trong những thông tin khiến nhiều người quan tâm hiện nay là khi để xảy ra oan sai, ai là người phải đứng ra trả tiền bồi thường?

Để xảy ra án oan, ai phải trả tiền bồi thường?

Theo quy định tại Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách Nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Kinh phí bồi thường bao gồm:

- Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;

- Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.

Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách Trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách Trung ương.

Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.

Như vậy, theo quy định trên, khi để xảy ra án oan, Nhà nước phải chịu trách nhiệm đứng ra bố trí kinh phí để bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ai phải trả tiền bồi thường khi để xảy ra án oan
Ai phải trả tiền bồi thường khi để xảy ra án oan (Ảnh minh họa)

Cán bộ, công chức làm sai có phải hoàn trả tiền bồi thường cho Nhà nước?

Cũng theo quy định hiện hành, người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách Nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Để xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ, cần dựa vào các yếu tố sau:

- Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;

- Số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Căn cứ Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP, việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ được quy định như sau:

Có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội

- Phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 50 tháng lương của người đó;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 80 đến 100 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 40 đến dưới 50 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 60 đến 80 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là từ 30 đến dưới 40 tháng lương của người đó nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 60 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Có lỗi vô ý gây thiệt hại

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó;

- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.

Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì xác định mức hoàn trả của một người thi hành công vụ trên toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường tương ứng với mức độ lỗi.

Lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại để hoàn trả là lương cơ sở nhân với hệ số theo ngạch, bậc theo quy định của pháp luật tại thời điểm có quyết định hoàn trả.

Trường hợp tại thời điểm có quyết định hoàn trả, người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc tại cơ quan Nhà nước thì việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại căn cứ vào lương của người đó tại thời điểm trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo mức bồi thường cho người bị oan mới nhất hiện nay.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Các quy định liên quan tuổi vị thành niên

Tuổi vị thành niên là giai đoạn trẻ em có sự thay đổi rõ ràng trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy độ tuổi nào được xem là trẻ vị thành niên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.