Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa?

Hiện nay, nhu cầu ở nhà chung cư của người dân đặc biệt là những người ở thành phố lớn ngày một tăng cao. Tuy nhiên, vào mùa mưa, những khu chung cư này vẫn có tình trạng bị dột, thấm xuống các tầng dưới. Trong trường hợp này, trách nhiệm sửa chữa sẽ thuộc về ai?


Chung cư bị dột, trách nhiệm thuộc về ai?

Tại Điều 85 Luật Nhà ở năm 2014, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở; người cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

Theo đó, tại khoản 2 Điều này, thời hạn nhà ở sẽ được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng:

- Nhà chung cư: Tối thiểu 60 tháng;

- Nhà ở riêng lẻ: Tối thiểu 24 tháng.

Trong đó, nội dung bảo hành nhà ở gồm:

- Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước, bể phốt…

- Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.

Như vậy, nếu chung cư còn trong thời hạn bảo hành thì chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng là người phải chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục. Ngược lại, nếu đã quá thời hạn bảo hành nêu trên, chủ căn hộ chung cư phải có trách nhiệm sửa chữa phần thấm dột đó.

Ai phải chịu trách nhiệm khi chung cư bị dột

Ai phải chịu trách nhiệm khi chung cư bị dột? (Ảnh minh họa)

Sửa chữa chung cư gây dột cho nhà khác, bồi thường thế nào?

Theo quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Như vậy, trong trường hợp chủ căn hộ chung cư sửa chữa căn hộ, gây thấm dột cho nhà hàng xóm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên.

Thiệt hại trong trường hợp này được xác định gồm tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…

Về việc bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật Dân sự nêu rõ sẽ do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, cách thức bồi thường…

Đáng lưu ý: Chủ căn chung cư gây ra tình trạng thấm dột cho nhà hàng xóm có thể được giảm mức bồi thường nếu có lỗi do vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người này.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người nào gây thấm, dột căn hộ, nhà chung cư có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Trên đây là quy định về việc ai phải chịu trách nhiệm khi chung cư bị dột. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm các quy định khác về chung cư tại bài viết dưới đây:

>> Hồ sơ, thủ tục làm Sổ hồng cho căn hộ chung cư

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường trên toàn cầu, việc hợp tác với các công ty nước ngoài cũng trở nên phổ biến. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng, cùng theo dõi bài viết ký hợp đồng với công ty nước ngoài thế nào để đúng quy định?

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.