Xe hỏng do hầm chung cư ngập, có được bồi thường thiệt hại?

Dưới ảnh hưởng của mưa bão, rất nhiều hầm chung cư bị ngập nước dẫn đến xe gửi dưới hầm bị hư hỏng. Vậy ai phải bồi thường khi xe hỏng do hầm chung cư ngập?

1. Xe hỏng do hầm chung cư ngập, đòi bồi thường từ ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 101 Luật Nhà ở năm 2014, chỗ để xe trong chung cư được quy định như sau:

- Với xe đạp, xe máy: Thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ căn hộ chung cư.

- Với chỗ để xe ô tô: Chủ sở hữu căn hộ chung cư được quyết định mua hoặc thuê; nếu không mua hoặc thuê chỗ để xe ô tô thì sẽ thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư.

Do đó, để xác định ai phải bồi thường khi xe hỏng do hầm chung cư ngập, cần phải xét hai trường hợp sau đây:

1.1 Khi chủ xe mua chỗ để xe

Nếu chủ xe mua chỗ để xe thì đây thuộc quyền sở hữu của chính người này. Khi họ để xe trong hầm chung cư và bị ngập nước do mưa mà không có các biện pháp bảo vệ cho xe dẫn đến xe bị hư hỏng thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ xe.

Tuy nhiên, nếu chủ xe có mua bảo hiểm xe và trong hợp đồng bảo hiểm có nêu rõ quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thì sẽ thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, công ty bảo hiểm có thể sẽ phải chi trả trong trường hợp này.

1.2 Khi chỉ gửi xe tại hầm chung cư

Khi không mua chỗ để xe thì chỗ để xe trong hầm thuộc sở hữu của chủ đầu tư. Có thể thấy, nếu người dân gửi xe trong hầm thì có phát sinh hợp đồng gửi giữ với chủ đầu tư hoặc người được chủ đầu tư thuê để thực hiện nhiệm vụ trông, giữ xe trong hầm của chung cư.

Theo khoản 1 Điều 555 Bộ luật Dân sự năm 2015:

1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Căn cứ quy định này, bên trông giữ xe sẽ là bên nhận gửi tài sản và chủ xe sẽ là bên gửi tài sản. Khi đó, theo khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, chủ xe có quyền yêu cầu bên trông xe trong hầm chung cư phải bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng tài sản trừ trường hợp bất khả kháng.

Đồng thời, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự, nếu thiệt hại xảy ra do một trong hia bên vi phạm nghĩa vụ thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Bởi vậy, có thể thấy, trong trường hợp này, việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện như sau:

- Người trông xe phải bồi thường thiệt hại: Mưa bão gây ngập hầm trong chung cư đã được dự báo trước, người trông giữ xe không thực hiện các biện pháp bảo vệ xe được gửi trong hầm.

- Người trông xe không phải bồi thường thiệt hại: Việc hầm bị ngập là do yếu tố bất ngờ, không thể lường trước được như trời bất chợt đổ mưa to, không báo trước; hệ thống thoát nước của hầm chung cư vẫn hoạt động bình thường nhưng vì nhiều nguyên nhân khác quan, hầm vẫn bị ngập khiến xe bị hư hỏng.


2. Mức bồi thường khi bị hỏng xe do hầm chung cư ngập

Như vậy, để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xe hỏng do hầm chung cư ngập thuộc về ai thì cần xem xét đầy đủ các yếu tố nêu trên. Còn về mức bồi thường, Điều 361 Bộ luậ Dân sự quy định gồm các khoản:

- Chi phí phải bỏ ra để sửa chữa xe hư hỏng.

- Thu nhập thực tế bị mất/giảm sút trong trường hợp xe bị hư hỏng làm giảm thu nhập của chủ xe (xe là phương tiện chính để tạo nên thu nhập như chủ xe là shipper, xe ôm…).

Trong đó, mức bồi thường cụ thể sẽ do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được sẽ căn cứ vào mức độ hỏng cũng như chi phí sửa chữa xe hỏng do hầm chung cư ngập.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ai phải bồi thường khi xe hỏng do hầm chung cư ngập? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Danh sách án lệ căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015

Tính đến 20/9/2024, Việt Nam có 72 án lệ - đây được coi là khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc tương tự. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các án lệ được căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015.