Thủ tục đăng ký kết hôn với người khác khi chồng mất tích

Nhiều người muốn kết hôn với người khác khi vợ hoặc chồng mất tích trong một thời gian dài nhưng không biết phải làm những thủ tục gì. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của LuatVietnam về vấn đề này.


Chỉ được coi là mất tích nếu Tòa án tuyên bố?

Để xác định một người mất tích hay không phải căn cứ vào các điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015:

- Biệt tích 02 năm liền trở lên. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết tin tức cuối cùng của người đó:

  • Nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng;
  • Nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

- Đã áp dụng các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;

- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan;

- Được Tòa án tuyên bố người đó mất tích.

Như vậy, bắt buộc phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì người đó mới được coi là mất tích. Sau khi có quyết định, Tòa án sẽ gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú về hộ tịch.

kết hôn khi chồng mất tích

Phải làm gì nếu muốn kết hôn với người khác khi chồng mất tích? (Ảnh minh họa)

3 việc phải làm nếu muốn kết hôn khi chồng mất tích

Về việc đăng ký kết hôn, Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) có quy định “cấm kết hôn với người đang có vợ, có chồng.” Bởi vậy, nếu muốn kết hôn với người khác khi đang có vợ/chồng thì phải thực hiện ly hôn trước.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự, khi vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ. Theo đó, khoản 2 Điều 56 Luật HN&GĐ nêu rõ:

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Như vậy, mặc dù vợ/chồng mất tích nhưng chồng/vợ vẫn phải yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì quan hệ hôn nhân giữa hai người mới chấm dứt. Do đó, nếu vợ/chồng mất tích mà muốn kết hôn với người khác thì bắt buộc phải thực hiện các việc làm sau:

- Yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ/chồng của mình mất tích (nếu đảm bảo đủ yêu cầu về thời gian mất tích, áp dụng các biện pháp cần thiết để tìm kiếm…);

- Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn với người đã bị tuyên bố mất tích;

- Đăng ký kết hôn với người khác tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

1/ Yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích

Thủ tục tuyên bố một người mất tích được thực hiện theo quy định tại Chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, thủ tục này được tiến hành gồm các bước sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích cho Tòa án

- Người gửi: Người có quyền, lợi ích liên quan;

- Hồ sơ, tài liệu gửi đến Tòa án:

  • Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích;
  • Tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm: Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú của Tòa án (bản sao)…

Bước 2: Chuẩn bị xét đơn

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người mất tích. Thời gian thông báo tìm kiếm là 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu.

Bước 3: Xét đơn yêu cầu

Sau khi kết thúc thời hạn thông báo, trong vòng 10 ngày, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

2/ Thủ tục ly hôn với người mất tích

Để ly hôn với người bị tuyên bố mất tích, người vợ/chồng phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

Theo đó, người yêu cầu ly hôn với người bị tuyên bố mất tích phải chuẩn bị và nộp cho Tòa án những loại giấy tờ sau:

- Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

- Quyết định công bố một người mất tích;

- Giấy khai sinh của con (nếu có, bản sao chứng thực);

- Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản (nếu có, bản sao chứng thực)…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích (Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Vì vợ/chồng đã mất tích nên vụ án ly hôn đơn phương này thuộc trường hợp không thể tiến hành hòa giải. Do đó, nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Xem thêm

3/ Kết hôn với người khác

Sau khi được Tòa án cấp bản án ly hôn, vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích có thể kết hôn với người khác nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 8 Luật HN&GĐ:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn: Cưỡng ép kết hôn, kết hôn giả tạo, tảo hôn, kết hôn trong phạm vi 3 đời…

Khi đó, ngoài những giấy tờ như tờ khai đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… thì hai bên nam nữ còn phải nộp thêm bản án ly hôn của Tòa án cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú của một trong hai người.

Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, cán bộ tư pháp ghi chú việc kết hôn vào sổ hộ tịch, hai bên ký tên lên giấy chứng nhận đăng ký kết hôn… Sau đó, cán bộ tư pháp sẽ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam nữ.

Như vậy, việc đăng ký kết hôn đã hoàn tất và quan hệ hôn nhân có hiệu lực tính từ thời điểm này.

Xem thêm

Nói tóm lại, nếu muốn kết hôn với người khác khi chồng mất tích thì nhất định phải thực hiện 03 việc: Yêu cầu tuyên bố vợ/chồng mất tích, yêu cầu ly hôn với người bị tuyên bố mất tích và đăng ký kết hôn với người mới.

>> Ai muốn kết hôn lần 2 không được bỏ qua điều này!

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.