Công văn 6570/BGTVT-VT về kiến nghị hỗ trợ hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 6570/BGTVT-VT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6570/BGTVT-VT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 07/07/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông, COVID-19 |
tải Công văn 6570/BGTVT-VT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6570/BGTVT-VT | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2021 |
Kính gửi: | - Hiệp hội vận tải Hải Phòng; |
Bộ Giao thông vận tải nhận được Phiếu chuyển văn bản số 1099/PC-VPCP ngày 17/6/2021 và Phiếu chuyển văn bản số 1216/PC-VPCP ngày 01/7/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển văn bản số 13/KN-HATA ngày 04/6/2021 của Hiệp hội Vận tải Hải Phòng; văn bản số 29/CV-HAPTA ngày 08/6/2021 và văn bản số 31/KN-HHPTA ngày 23/6/2021 của Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội kiến nghị các giải pháp hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
1. Đối với các kiến nghị tại văn bản số 13/KN-HATA ngày 04/6/2021 của Hiệp hội Vận tải Hải Phòng.
a) Cho các doanh nghiệp vận tải hành khách được miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết tháng 12/2021
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời tại mục a khoản 2 văn bản số 5617/BGTVT-VT ngày 15 tháng 6 năm 2021 gửi Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội taxi thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hà Nội về các chính sách hỗ trợ hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (văn bản số 5617/BGTVT-VT ngày 15 tháng 6 năm 2021 xin gửi kèm theo công văn này).
b) Điều chỉnh tăng thời hạn kiểm định cho xe ô tô kinh doanh vận tải (bao gồm xe khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, xe taxi, xe vận tải khách du lịch) lên gấp 2 lần so với quy định hiện hành đối với các xe kiểm định từ lần thứ 2 trở đi.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời tại mục c khoản 1 văn bản số 5617/BGTVT-VT ngày 15 tháng 6 năm 2021 gửi Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội taxi thành phố Hồ Chí Minh - Đà Nẵng - Hà Nội về các chính sách hỗ trợ hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
c) Đề nghị Chính phủ cho phép lùi thời hạn lắp camera đối với xe ô tô chở khách từ 09 chỗ ngồi trở lên theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP đến 31/7/2023 thay vì 01/7/2021.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ và sẽ hướng dẫn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ.
d) Đề nghị Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) sớm có chính sách miễn, giảm giá nhượng quyền khai thác dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các cảng hàng không nói chung và Cảng hàng không quốc tế Cát Bi nói riêng kể từ tháng 01/2021 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau: Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 4 năm 2020 tới nay, ACV cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành hàng không đã và đang gánh chịu những tác động rất to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh và kế hoạch phát triển trung, dài hạn của ACV. Tuy nhiên, trong tình hình hết sức khó khăn như vậy, năm 2020 ACV vẫn cố gắng cân đối các nguồn lực để ban hành các chính sách hỗ trợ giảm giá kịp thời cho các đối tác, khách hàng kinh doanh cung cấp dịch vụ hàng không, phi hàng không nói chung và hoạt động nhường quyền khai thác dịch vụ vận tải hành khách trong phạm vi cảng hàng không của ACV nói riêng.
Đối với đợt bùng phát dịch bệnh Covia -19 lần thứ 4 được ghi nhận từ ngày 27/4 tới nay, ACV đã thống kê và đánh giá các ảnh hưởng nghiêm trọng của lần bùng phát này để có đối sách kịp thời nhằm ưu tiên mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và ban hành các chính sách hỗ trợ đối tác, khách hàng. Cụ thể, đối với hoạt động nhượng quyền khai thác tại cảng hàng không để cung cấp dịch vụ vận tải hành khách, ACV đã có chính sách miễn thu 100% trong thời gian các đơn vị kinh doanh vận tải ngưng hoạt động và hỗ trợ giảm giá từ 50% - 70% trong thời gian từ 01/5/2021 tới 30/9/2021. Các chi nhánh cảng hàng không trực thuộc ACV là đầu mối triển khai áp dụng chính sách này tới các đơn vị đối tác, khách hàng của ACV.
e) Điều chỉnh tăng niên hạn sử dụng đối với các loại xe kinh doanh vận tải hành khách thêm 3 năm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi chưa có điều kiện thay thế phương tiện mới do số km và thời gian xe vận hành giảm 70-80% so với trước khi Việt Nam công bố có dịch Covid.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đề nghị thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Do các nội dung này đã được quy định và thực hiện từ năm 2009 đến nay nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải.
2. Đối với các kiến nghị tại văn bản 29/CV-HAPTA ngày 08/6/2021 và văn bản số 31/KN-HHPTA ngày 23/6/2021 của Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội
a) Cho các Doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng được miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết năm 2021.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đã nêu tại điểm a mục 1 công văn này.
b) Đề nghị Chính phủ gia hạn thời gian thực hiện lắp camera, để Bộ GTVT chuẩn bị kỹ hơn về tiêu chuẩn, thời điểm thực hiện cho khả thi.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải đã nêu tại điểm c mục 1 công văn này.
c) Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xây dựng các quy chuẩn về tiêu chuẩn kỹ thuật, ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện lắp đặt camera, lúc đó mới nên tham mưu với Chính phủ về thời hạn thực hiện.
Nội dung này, Bộ Giao thông vận tải trao đổi như sau:
a) Về yêu cầu kỹ thuật đối với camera lắp trên xe.
- Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên: Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì camera lắp trên xe phải đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô- mét; Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
- Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP thì camera lắp trên xe phải đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
- Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 34 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Trên cơ sở các quy định nêu trên, ngày 22/01/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 182/BTTTT-CNTT trả lời Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về lắp camera theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Thông tư 12/2020/TT-BGTVT. Cụ thể:
Trong trường hợp loại camera dự kiến lắp trên xe ô tô chở khách từ 09 cho ngồi trở lên, xe công ten nơ và xe đầu kéo được gắn hoặc được tích hợp trên một sản phẩm, hàng hóa là thiết bị thu, phát sóng vô tuyến điện thì cần rà soát, đối chiếu với Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định.
Trong trường hợp chức năng truyền dữ liệu của camera có tích hợp đặc tính đầu cuối thông tin di động GSM/W-CDMA FDD/E-ULTRA FDD/EG thì phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BTTTT ngày 14/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, các loại camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải phải đáp ứng các quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT; Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Về quy chuẩn đối với dữ liệu từ camera
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư 02/2021/TT-BGTVT có quy định cụ thể về chuẩn dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô như sau:
“a) Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian: video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);
b) Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;
c) Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tụi camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.”
- Theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định về loại dữ liệu và cấu trúc thông tin kèm theo, cụ thể như sau:
“1. Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường.
2. Dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe.
a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh; họ và tên người lái xe, số giấy phép người lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;
b) Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được cập nhật liên tục theo trình tự thời gian và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép người lái xe, biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ GPS) của xe và thời gian.
3. Cấu trúc thông tin kèm theo dữ liệu hình ảnh từ camera như sau:
a) Số giấy phép người lái xe là số ghi trên giấy phép người lái xe của người đang điều khiển xe;
b) Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555:
c) Vị trí (Tọa độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ);
d) Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam.
4. Giao thức truyền dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.
5. Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol). ”
- Về giao thức truyền dữ liệu: Ngày 24/5/2020 Tổng cục ĐBVN đã ban hành giao thức truyền dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn hình ảnh từ camera thực hiện truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trên cơ sở các quy định nêu trên, các đơn vị kinh doanh vận tải lựa chọn loại camera đảm bảo đáp ứng toàn bộ theo quy định nêu trên để thực hiện lắp đặt trên phương tiện kinh doanh vận tải.
c) Về hướng dẫn lắp đặt camera trên phương tiện kinh doanh vận tải:
Ngày 16/12/2020, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 12866/BGTVT-KHCN về việc lắp camera lên phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Đề nghị Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội thông tin đến các đơn vị kinh doanh vận tải để triển khai thực hiện.
Bộ Giao thông vận tải thông tin đến Hiệp hội Vận tải Hải Phòng, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội biết, hướng dẫn các đơn vị vận tải thực hiện đúng quy định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây