Thủ tục pháp lý doanh nghiệp Thủ tục pháp lý doanh nghiệp

Quy trình thương lượng tập thể trong công ty TNHH một thành viên

Mục đích và nguyên tắc, nội dung của thương lượng tập thể là gì? Quyền yêu cầu và quy trình thương lượng tập thể được quy định như thế nào?

 

I. Mục đích và nguyên tắc, nội dung của thương lượng tập thể

1. Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với doanh nghiệp nhằm mục đích sau đây:

- Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;

- Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể;

- Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

2. Nguyên tắc thương lượng tập thể:

- Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch.

- Thương lượng tập thể được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất.

- Thương lượng tập thể được thực hiện tại địa điểm do hai bên thỏa thuận.

3. Nội dung thương lượng tập thể bao gồm những vấn đề sau đây:

- Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca.

- Bảo đảm việc làm đối với người lao động.

- Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động.

- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

 

II. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể

Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tổ chức thương lượng tập thể, các bên thoả thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.

Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

Trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại Điều này thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Việc thương lượng tập thể được thực hiện thông qua cuộc họp thương lượng tập thể với số lượng người tham dự do các bên thỏa thuận, nhưng tối thiểu phải có đại diện của các bên; cụ thể như sau:

- Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;

- Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngành.

Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai bên thoả thuận.

Lưu ý:

- Công đoàn cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm:

+ Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;

+ Hoặc, Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn các khu công nghiệp) nếu doanh nghiệp thuộc các khu vực này.

 

III. Quy trình tổ chức thương lượng tập thể

Quy trình tổ chức thương lượng tập thể được thực hiện thông qua các bước như sau:

1. Chuẩn bị

- Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể ít nhất 10 ngày, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp;

- Lấy ý kiến của tập thể lao động: Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với doanh nghiệp và các đề xuất của doanh nghiệp với tập thể lao động;

- Thông báo nội dung thương lượng tập thể: Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng tập thể, bên đề xuất yêu cầu thương lượng tập thể phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng tập thể.

 

2. Tiến hành cuộc họp

- Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thương lượng tập thể theo thời gian, địa điểm đã được các bên thỏa thuận.

- Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau.

- Biên bản phiên họp thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản

 

3. Sau cuộc họp

- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp thương lượng tập thể, đại diện thương lượng của bên tập thể lao động phải phổ biến rộng rãi, công khai biên bản phiên họp thương lượng tập thể cho tập thể lao động biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động về các nội dung đã thoả thuận.

- Trường hợp thương lượng không thành một trong hai bên có quyền tiếp tục đề nghị thương lượng hoặc tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này.

- Đại diện của các bên thỏa thuận về số lần, thời gian tiến hành thương lượng tập thể định kỳ hằng năm và thống nhất bằng văn bản có chữ ký của các bên tham gia để làm căn cứ tiến hành thương lượng – Xem thêm: Mẫu Biên bản thỏa thuận tổ chức thương lượng định kỳ.

Bạn có thắc mắc về nội dung này? Vui lòng gọi 1900.6192

Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Biểu mẫu sử dụng cho thủ tục này. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Căn cứ pháp lý. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp

Quý khách cần đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem Áp dụng tương tự cho doanh nghiệp. Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

hoạt động cùng chuyên mục

Nhận báo giá ngay
Facebook
0938 36 1919
Vui lòng đợi