Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BCT 2019 hợp nhất Nghị định về an toàn công trình dầu khí

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BCT

Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BCT năm 2019 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định về an toàn công trình dầu khí trên đất liền
Số hiệu:17/VBHN-BCTNgày ký xác thực:28/11/2019
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtCơ quan hợp nhất: Bộ Công Thương
Ngày đăng công báo:Đang cập nhậtNgười ký:Trần Tuấn Anh
Số công báo:Đang cập nhậtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BCT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BCT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

Về an toàn công trình dầu khí trên đất liền

 

Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, [1]

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về an toàn các công trình dầu khí trên đất liền (sau đây gọi là các công trình dầu khí) kể cả các đảo, phạm vi cảng biển, sông, ngòi nhưng không bao gồm các công trình dầu khí ngoài khơi để đảm bảo an toàn cho con người, xã hội, môi trường và tài sản.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến công trình dầu khí.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm: công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến và lọc hóa dầu; công trình khí; công trình tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và các công trình khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí trên đất liền.

2. [2]Công trình khí trên đất liền bao gồm: Công trình xuất nhập, xử lý, chế biến, vận chuyển, tồn chứa, phân phối khí và các sản phẩm khí (bao gồm khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), các loại khí được tách ra trong quá trình xử lý, chế biến dầu mỏ hay khí dầu mỏ và các sản phẩm khác).

3. Công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (DM&SPDM) bao gồm: cảng xuất nhập, kho chứa và hệ thống đường ống vận chuyển dầu thô, xăng, dầu diesel (DO), dầu nhiên liệu (FO), dầu hỏa (Kerosene), nhiên liệu máy bay, reformate, naptha, condensate và các chế phẩm có nguồn gốc dầu mỏ pha trộn với nhiên liệu sinh học.

4. Nhà máy chế biến và lọc hóa dầu là cơ sở thực hiện các quá trình công nghệ chế biến dầu thô và các nguyên liệu khác để tạo ra các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu, bao gồm: nhà máy, công trình phụ trợ, hệ thống kho, bể chứa nguyên liệu và sản phẩm, hệ thống đường ống vận chuyển, xuất, nhập, đê chắn sóng và các hạng mục công trình biển có liên quan của nhà máy.

5. Đường ống xiên là đường ống vận chuyển khí, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ được lắp đặt ngầm theo phương pháp khoan xiên (Horizontal Directional Drilling - HDD).

6. Phễu bay (Flying funnel): là khoảng không gian giới hạn các vật cản phía đầu và phía cuối đường cất cánh, hạ cánh để đảm bảo an toàn cho máy bay.

7. Người vận hành là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm vận hành công trình dầu khí.

8. Đánh giá rủi ro là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro, đồng thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

9.[3] Mức rủi ro: Là khả năng xảy ra tử vong cá nhân do rủi ro trong các hoạt động dầu khí hoặc công trình gây ra.

10.[4]Mức rủi ro chấp nhận được: Là mức độ rủi ro cho phép đối với con người.

11.[5] Đối tượng được bảo vệ là các đối tượng xung quanh chịu rủi ro do các hoạt động, công trình dầu khí gây ra, bao gồm:

a) Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng.

b) Nhà ở, trừ tòa nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình dầu khí.

c) Các công trình văn hóa.

d) Đối tượng được bảo vệ khác quy định tại các bảng trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

12.[6] Khoảng cách an toàn là khoảng cách tối thiểu trên hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tính từ mép ngoài cùng của các thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ trong công trình dầu khí đến mép gần nhất của các đối tượng được bảo vệ.

Khoảng cách an toàn đối với Nhà máy chế biến và lọc hóa dầu là khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của công trình đến mép gần nhất của đối tượng được bảo vệ.

13.[7] Thiết bị công nghệ có nguy cơ gây cháy nổ là các thiết bị tồn trữ, vận chuyển, chế biến, xử lý khí, khí hóa lỏng, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ khi có nguồn gây cháy.”

Điều 3.[8] (được bãi bỏ)

Điều 4. Mức rủi ro chấp nhận được[9]

Tổ chức, cá nhân sử dụng mức rủi ro chấp nhận được theo quy định của pháp luật hiện hành trong đánh giá định lượng rủi ro để phân tích, đánh giá rủi ro tổng thể trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt thiết bị, vận hành, nâng cấp, hoán cải, tháo dỡ, hủy bỏ công trình.

Điều 5. Phân loại khu vực dân cư

1. Các yêu cầu về thiết kế, thi công, vận hành đường ống phải dựa trên cơ sở phân loại dân cư được xác định trên cơ sở mật độ nhà ở trung bình, cụ thể như sau:

a) Diện tích để tính mật độ trung bình là một hình chữ nhật có hai cạnh song song với tuyến ống được xác định từ mép ống cách đều về 2 phía của đường ống, mỗi bên là 200 m và hai cạnh vuông góc với tuyến ống cách nhau 1000 m. Mỗi ô diện tích này được gọi là một đơn vị diện tích cơ sở;

b) Cơ sở để tính dân cư là số nhà có người ở trong diện tích nói trên. Mỗi nhà không quá một gia đình sinh sống và cấu trúc nhà không nhiều hơn 2 tầng;

c) Nếu trong khu vực có nhà dạng chung cư, dạng biệt thự song lập, tứ lập, nhà có cấu trúc từ 3 tầng trở lên, v.v… phải tính tổng số hộ sống trong căn nhà đó, mỗi hộ được coi là một nhà;

d) Đối với các khu vực có nhà ở tập thể, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, v.v… phải quy đổi từ số người thường xuyên sống hoặc làm việc thành số hộ gia đình tương đương. Một hộ được tính bốn người.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại khu vực dân cư theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

Điều 6. Phân loại các công trình dầu khí

Tổ chức, cá nhân được xác định khoảng cách an toàn đối với các công trình dầu khí theo phân loại sau đây:

1. Phân loại kho

Kho chứa dầu khí và các sản phẩm dầu khí bao gồm:

a)[10] Kho chứa khí và các sản phẩm khí hóa lỏng: Kho tồn chứa dưới áp  suất và kho lạnh;

b) Kho chứa DM&SPDM.

2. Phân cấp kho

a)[11] Kho tồn chứa khí hóa lỏng và các sản phẩm khí hóa lỏng dưới áp suất bao gồm:

Kho cấp 1: trên 10.000 m3

Kho cấp 2: từ 5.000 m3 đến 10.000 m3

Kho cấp 3: nhỏ hơn 5.000 m3

b) Kho chứa DM&SPDM bao gồm:

Kho cấp 1: trên 10.000 m3

Kho cấp 2: từ 50.000 m3 đến 100.000 m3

Kho cấp 3: nhỏ hơn 50.000 m3

3.[12] (được bãi bỏ) 

4. Phân loại đường ống

Đường ống vận chuyển dầu khí và các sản phẩm dầu khí bao gồm:

a) Đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí;

b) Đường ống vận chuyển DM&SPDM.

5.[13] Phân cấp đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí: Đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho phép bao gồm:

a) Đường ống vận chuyển khí cấp 1: Từ 7 bar đến nhỏ hơn 19 bar;

b) Đường ống vận chuyển khí cấp 2: Từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;

c) Đường ống vận chuyển khí cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 60 bar.

6. Phân cấp đường ống vận chuyển DM&SPDM: đường ống vận chuyển DM&SPDM được phân cấp theo áp suất vận hành tối đa cho phép bao gồm:

a) Đường ống vận chuyển cấp 1: bằng hoặc lớn hơn 60 bar;

b) Đường ống vận chuyển cấp 2: từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;

c) Đường ống vận chuyển cấp 3: nhỏ hơn 19 bar.

7. [14] Phân loại các trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí.

Trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạm phân phối khí được phân theo áp suất vận hành tối đa cho phép theo các cấp sau:

a) Trạm cấp 1: Nhỏ hơn 19 bar;

b) Trạm cấp 2: Từ 19 bar đến nhỏ hơn 60 bar;

c) Trạm cấp 3: Bằng hoặc lớn hơn 60 bar.

8. Phân loại nhà máy chế biến/xử lý khí

a) Cấp đặc biệt: công suất > 10 triệu m3 khí/ngày;

b) Cấp I: công suất từ 5 - 10 triệu m3 khí/ngày;

c) Cấp II: công suất < 5 triệu m3 khí/ngày.

9. Phân loại nhà máy lọc hóa dầu

a) Cấp đặc biệt: công suất chế biến dầu thô > 500 nghìn thùng/ngày

b) Cấp I: Công suất chế biến dầu thô từ 300 nghìn - 500 nghìn thùng/ngày;

c) Cấp II: công suất chế biến dầu thô từ 100 nghìn – 300 nghìn thùng/ngày;

d) Cấp III: công suất chế biến dầu thô từ < 100 nghìn thùng/ngày.

Điều 7.[15] (được bãi bỏ)

Chương II. BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH TÌM KIẾM, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Điều 8. Nguyên tắc bảo đảm an toàn đối với các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí

1.[16] Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ các hoạt động này phải tuân thủ các quy định về an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp cần sử dụng khoảng cách an toàn cho mục đích an ninh, quốc phòng hoặc các mục đích đặc biệt khác thì Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 9. Thiết lập khoảng cách an toàn

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ các hoạt động phải thiết lập khoảng cách an toàn và các hình thức phổ biến công khai các quy định về bảo vệ an toàn để các tổ chức, cá nhân nhận biết, chấp hành.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ hoạt động này phải lập báo cáo đánh giá định lượng rủi ro để làm cơ sở xác định khoảng cách an toàn và trình Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận kết quả đánh giá rủi ro và xác định khoảng cách an toàn của các công trình này.

 

Chương III. BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ

Điều 10. Quy định về khoảng cách giữa các đường ống

1. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường ống là khoảng cách trên hình chiếu bằng giữa hai mép ống gần nhất gồm:

a) Hai đường ống vận chuyển khí đặt ngầm chạy song song;

b) Hai đường ống vận chuyển khí chạy song song, trong đó một đường ống đặt ngầm và một đường ống đặt nổi;

c)[17] (được bãi bỏ)

d)[18] Hai đường ống vận chuyển khí cùng được thiết kế và thi công, khoảng cách giữa chúng có thể được giảm tối đa nhưng phải đáp ứng mức rủi ro chấp nhận được theo quy định;

đ)[19] (được bãi bỏ)

e) Đối với đường ống chéo nhau thì khoảng cách an toàn được xác định theo hình chiếu đứng.

2. Khoảng cách an toàn giữa các đường ống được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 11. Khoảng cách an toàn của đường ống vận chuyển khí đi qua các đối tượng được bảo vệ [20]

Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn của đường ống vận chuyển khí đi qua các đối tượng tiếp giáp theo quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 12. Bảo đảm an toàn của đường ống trong hành lang lưới điện

Đối với đường ống trong hành lang lưới điện, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực để bảo đảm an toàn đường ống.

Điều 13. Khoảng cách an toàn theo hình chiếu đứng từ đỉnh ống tới các công trình khác đối với đường ống được thi công bằng phương pháp khoan xiên

Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn theo hình chiếu đứng từ đỉnh ống tới các công trình khác đối với đường ống được thi công bằng phương pháp khoan xiên được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 14. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy xử lý, chế biến; kho chứa khí hóa lỏng và các sản phẩm khí hóa lỏng; cảng xuất nhập khí và các sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi[21]

            1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho tồn chứa dưới áp suất chứa khí, các sản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi, cảng xuất nhập dầu khí và các sản phẩm dầu khí theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với kho lạnh chứa khí theo kết quả đánh giá định lượng rủi ro.

Điều 15. Đối với phần ống đặt nổi[22]

Trường hợp  đường ống vận chuyển khí có một phần đặt nổi trên mặt đất thì tổ chức, cá nhân áp dụng khoảng cách an toàn tương ứng với phần ống nổi.

 

Chương IV. BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ

Điều 16. Khoảng cách an toàn đối với kho, bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ[23]

1. Khoảng cách an toàn đối với kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Khoảng cách an toàn đối với bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ được quy định như sau:

a) Khoảng cách an toàn từ các thiết bị công nghệ có nguy cơ cháy nổ trên bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đến các đối tượng được bảo vệ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Khoảng cách an toàn từ mép ngoài cùng của bến cảng, cầu cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đến mép ngoài cùng của các bến cảng, cầu cảng khác theo các quy định pháp luật chuyên ngành hàng hải.

Điều 17. Quy định về khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyển DM&SPDM

Khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyển DM&SPDM chạy song song và liền kề trên cùng một tuyến ống là khoảng cách trên hình chiếu bằng giữa hai thành ngoài ống liền kề và phải được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế

Điều 18. Đảm bảo an toàn của đường ống vận chuyển DM&SPDM trong hành lang lưới điện

Trong hành lang an toàn lưới điện, tổ chức, cá nhân xây dựng đường ống vận chuyển DM&SPDM phải tuân theo quy định của pháp luật về điện lực để đảm bảo an toàn của đường ống.

Điều 19. Khoảng cách an toàn khi đường ống vận chuyển DM&SPDM đi qua các đối tượng được bảo vệ [24]

1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn khi đường ống vận chuyển DM&SPDM đi qua các đối tượng được bảo vệ[25] theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Trường hợp trên cùng một tuyến ống có xây dựng nhiều đường ống thì tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn của tuyến ống theo phương án thỏa mãn khoảng cách an toàn đối với tất cả các đường ống trên tuyến.

Điều 20. Đối với phần ống đặt nổi[26]

Trường hợp một phần đường ống vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏđặt nổi, tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

 

Chương V. BẢO ĐẢM AN TOÀN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN, NHÀ MÁY LỌC – HÓA DẦU

Điều 21. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu

1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với khu vực nhà máy là 30 m tính từ chân kè taluy; khu vực không có kè taluy được tính từ chân hàng rào.

2. Đối với khoảng cách an toàn từ nhà máy chế biến, nhà máy lọc, hóa dầu tới các đối tượng được bảo vệ[27] không thuộc quy định tại khoản 1 của Điều này, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 22. Các hạng mục liên quan của nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu

Khoảng cách an toàn đối với các hạng mục liên quan của nhà máy chế biến, nhà máy lọc hóa dầu, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

 

CHƯƠNG VI. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ [28]

Điều 23. Công tác phòng chống cháy nổ

1. Các công trình dầu khí phải được thiết kế, xây dựng, vận hành, sửa chữa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế và không trái với quy định pháp luật Việt Nam để đảm bảo việc phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy hiểm về cháy nổ.

2. Tổ chức, cá nhân phải xây dựng kế hoạch ứng phó các sự cố khẩn cấp, cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực để thực hiện và lập kế hoạch thực hiện diễn tập định kỳ theo đúng quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân phải trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế. Các thiết bị này phải phù hợp với các loại vật liệu gây cháy có trong công trình.

4. Tổ chức, cá nhân phải ngăn ngừa các nguồn sinh lửa như sau:

a) Nối đất chống sét và chống tĩnh điện;

b) Sử dụng các thiết bị điện an toàn phù hợp với khu vực và vùng làm việc;

c) Sử dụng dụng cụ không phát sinh tia lửa điện.

5.[29] (được bãi bỏ)

6.[30] (được bãi bỏ)

7.[31] Tổ chức, cá nhân phải lắp đặt hệ thống báo cháy trong phạm vi công trình.

Điều 24. Các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí

Tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường để nâng cao mức độ an toàn đối với các công trình dầu khí bao gồm:

1. Đối với kho: áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải hơi DM&SPDM (xuất nhập kín; sử dụng mái phao; sơn phản nhiệt thành bể; áp dụng hệ thống thu hồi hơi) và kiểm soát nước thải nhiễm xăng dầu; sử dụng tường ngăn cháy, hào chống lan dầu tràn và chống cháy lan; áp dụng các thiết bị quan sát bảo vệ kho, cảnh báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy có hiệu quả; xây dựng hàng rào phụ tạo thành vùng đệm và đường tuần tra xung quanh kho và các biện pháp khác.

2. Đối với cảng: lắp đặt hệ thống phao và đèn báo ban đêm; trang bị phương tiện và có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu; trang bị và áp dụng hệ thống định vị, hướng dẫn tàu cập cảng tự động; hệ thống chữa cháy tự động và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.

3. Đối với đường ống: tăng độ dày thành ống; tăng độ sâu chôn ống; tăng cường lớp phủ trên ống, bọc bê tông hay các hệ thống tự động, hệ thống van chặn, tăng cường thiết bị an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn khác.

Điều 25. Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầu khí[32]

            Tổ chức, cá nhân đánh giá rủi ro đối với các công trình dầu khí tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 26. Quy định về thiết kế các công trình dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân thiết kế các công trình dầu khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành và các yêu cầu an toàn liên quan đối với từng đối tượng công trình dầu khí. Tổ chức, cá nhân được áp dụng toàn bộ hay một phần các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về vấn đề này.

2. Việc giảm khoảng cách an toàn từ công trình dầu khí tới các đối tượng được bảo vệ [33] theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải áp dụng một trong các giải pháp an toàn kỹ thuật tăng cường quy định tại Điều 24 của Nghị định này phù hợp với đối tượng công trình.

3. Tổ chức, cá nhân xây dựng đường ống vận chuyển khí, DM&SPDM phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Độ dày thành đường ống phải được xác định theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;

b)[34] Độ sâu tối thiểu của đường ống đặt ngầm đối với đường ống cấp 1 đến cấp 3 là 1m, đối với đường ống đặt ngầm còn lại là 0,6m tính từ mặt bằng hoàn thiện tới đỉnh ống và phù hợp với các quy định hiện hành;

b1)[35] Đường ống đặt ngầm đi qua các vùng ngập nước như sông, suối, ngòi, kênh, mương, hồ, ao đầm và các vùng ngập nước khác thì độ sâu này được xác định từ đáy các vùng trên và tuân thủ các quy định về hàng hải, đường thủy nội địa. Tổ chức, cá nhân được đặt đường ống tại đáy các vùng ngập nước trên, nhưng phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống đâm va đối với đường ống.

b2)[36] Trường hợp đường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt, tổ chức, cá nhân phải áp dụng bổ sung các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rung động và va đập đối với đường ống; phải có Biển báo hiệu nơi tuyến ống đi qua để tránh bị đào bới.

c) Thiết kế, thi công đường ống mới song song hoặc cắt ngang qua đường ống vận chuyển khí, DM&SPDM đang hoạt động phải đảm bảo không làm giảm mức độ an toàn và phải có sự thỏa thuận với chủ đầu tư công trình dầu khí đường ống đang hoạt động trước khi thực hiện lắp đặt đường ống mới;

d) Các công trình dầu khí thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng chưa được phân loại trong Nghị định này phải được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt thiết kế và cho phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Điều 27. Quy định về việc thi công xây lắp các công trình dầu khí

1. Tổ chức, cá nhân thi công công trình dầu khí được phép triển khai khi khoảng cách an toàn đã được xác lập theo Nghị định này trừ trường hợp xử lý sự cố khẩn cấp.

2. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thi công, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, xem xét, phê duyệt theo quy định pháp luật trước khi thực hiện.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây lắp, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho từng giai đoạn của quá trình thi công, nghiệm thu và chạy thử công trình.

4. Chủ đầu tư có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đất cho dự án, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân xây lắp công trình có thể thuê đất để thi công xây lắp đường ống vận chuyển dầu khí với người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; sau khi hoàn thành việc xây lắp, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng phần đã thuê cho người sử dụng đất theo thỏa thuận.

Điều 28. Quy định về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí

1. Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về người vận hành công trình dầu khí.

2. Người vận hành công trình phải xây dựng các quy trình, nội quy vận hành, kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, phương án phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành, cải tạo, sửa chữa các công trình dầu khí, trình chủ đầu tư phê duyệt.

3. Người vận hành công trình phải định kỳ kiểm tra đánh giá tình trạng công trình dầu khí không quá 5 năm một lần. Đảm bảo áp suất vận hành đường ống vận chuyển dầu khí không vượt quá áp suất vận hành tối đa theo thiết kế đã được phê duyệt.

4. Người vận hành công trình phải lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình dầu khí.

5. Người vận hành công trình có trách nhiệm báo cáo cơ quan có liên quan về mọi tai nạn, sự cố theo các quy định của pháp luật và có trách nhiệm khắc phục hậu quả, phục hồi hoạt động của công trình.

6. Chủ đầu tư đường ống vận chuyển dầu khí được quyền thuê dải đất để lắp đặt các loại cột mốc, biển báo, tín hiệu, cột chống ăn mòn v.v… trong quá trình vận hành tuyến ống hoặc thuê thêm đất (khi cần thiết) để thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa. Việc thuê đất phải được thể hiện bằng văn bản.

Điều 29. Các hoạt động không được thực hiện trong khoảng cách an toàn các công trình dầu khí [37]

Trong phạm vi khoảng cách an toàn của các công trình dầu khí, không được thực hiện các hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và sự an toàn của các công trình dầu khí bao gồm:

1. Các hoạt động có khả năng gây cháy nổ, sụt lún, chuyển vị, các hoạt động đào bới, gây ảnh hưởng tới đường ống.

2. Trồng cây.

3. Thải các chất ăn mòn.

4. Tổ chức hội họp đông người, các hoạt động tham quan, du lịch khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

5. Neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây cản trở đến hoạt động, sự an toàn của công trình dầu khí và các phương tiện ra, vào công trình dầu khí, trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động giao thông, vận chuyển trên sông.

6. Trường hợp đường ống hoặc tuyến ống lắp đặt đi qua sông, vào bất kỳ thời điểm nào, điểm gần nhất của hệ thống neo buộc của phương tiện phải cách tối thiểu 40m về hai phía thượng lưu và hạ lưu đối với đường ống, không cho phép các hoạt động neo đỗ phương tiện vận tải đường thủy, hàng hải, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo vét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây nguy hại đến đường ống; trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động, vận chuyển trên sông.

Điều 30. Biển báo, tín hiệu

1. Chủ đầu tư công trình dầu khí phải đặt biển cấm, biển báo theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành.

2. Dọc theo đường ống vận chuyển dầu khí và các sản phẩm dầu khí được đặt ngầm, chủ đầu tư phải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu nhận biết.

Các biển báo, biển chú ý, biển cảnh báo, cột mốc và dấu hiệu nhận biết phải được đặt ở những vị trí dễ thấy, phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, rõ ràng và dễ đọc, phải ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

 

Chương VII. TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ

Điều 31. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình dầu khí;

b) Quản lý, thẩm định và chấp thuận các Báo cáo đánh giá rủi ro của các công trình dầu khí;

c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn về công tác bảo đảm an toàn cho các công trình dầu khí;

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tổ chức xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, bảo vệ môi trường công trình dầu khí; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp cần thiết.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an

a) Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn đối với các công trình dầu khí trên đất liền trong phạm vi cả nước. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các Quy chuẩn an toàn về phòng cháy, chữa cháy cho các công trình dầu khí trên đất liền. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở dầu khí theo quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh v.v… công trình dầu khí về công tác phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự theo quy định của pháp luật;

c) Triển khai ứng phó, giải quyết các tình huống khẩn cấp về an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với chủ đầu tư công trình trong việc tuần tra bảo vệ đường ống dẫn dầu khí tại các cảng, cửa khẩu, đường ống biển và triển khai các kế hoạch ứng phó sự cố, tình huống khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ

Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến lĩnh vực thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí.

5. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc đảm bảo an toàn đối với công trình dầu khí trên đất liền có liên quan đến cảng biển, giao thông vận tải.

Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo, phối hợp với chủ đầu tư công trình dầu khí trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ an toàn các công trình dầu khí.

2. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định đảm bảo an toàn các công trình dầu khí, thông báo ngay cho chủ đầu tư công trình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục.

3. Chủ trì giải quyết việc cho phép thi công tại điểm chéo nhau giữa công trình dầu khí với công trình khác nếu các chủ đầu tư không tự thỏa thuận.

4. Tại những nơi có phạm vi an toàn công trình dầu khí đồng thời thuộc phạm vi an toàn công trình giao thông, khu vực kiểm soát biên phòng, hải quan và các khu vực khác, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với các cơ quan có liên quan và quy định việc sử dụng phù hợp, đảm bảo an toàn đất đai hoặc vùng nước trong phạm vi an toàn của công trình dầu khí.

5. Chỉ đạo và phối hợp với chủ đầu tư công trình dầu khí ngăn chặn, ứng cứu và khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra tại các công trình dầu khí.

6. Trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư công trình trong việc thuê đất để xây lắp, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa công trình dầu khí trên đất liền.

7. Thông báo, yêu cầu chủ đầu tư công trình tiếp giáp công trình dầu khí phải liên lạc với cơ quan chủ quản công trình dầu khí để thống nhất thiết kế, biện pháp an toàn trước khi cấp giấy phép xây dựng.

Điều 33. Trách nhiệm chủ đầu tư công trình

1. Khi xây dựng công trình đường ống dẫn dầu khí có cắt chéo với công trình hiện hữu, chủ đầu tư phải có phương án thiết kế và biện pháp thi công phù hợp tại khu vực cắt chéo, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho công trình hiện hữu cũng như đường ống dẫn dầu khí trong quá trình vận hành và được chủ đầu tư công trình hiện hữu chấp thuận trước khi thi công tại khu vực cắt chéo. Trường hợp phương án thiết kế và biện pháp thi công tại khu vực cắt chéo đã phù hợp mà vẫn không được chủ đầu tư công trình hiện hữu chấp thuận thi công thì chủ đầu tư công trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

2. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn đối với con người, môi trường và tài sản trong quá trình vận hành công trình dầu khí, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng công an và các cơ quan có liên quan khác trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định về an toàn các công trình dầu khí.

3. Khai báo và đăng ký hoạt động của các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật, thống nhất với các bên liên quan về công tác bảo đảm an toàn các công trình dầu khí.

4. Phối hợp với chính quyền và lực lượng công an địa phương tuyên truyền và giáo dục người dân về việc bảo vệ an toàn các công trình dầu khí.

5. Thông báo thông tin về các kế hoạch xây mới, mở rộng và cải tạo các công trình dầu khí cho các bên liên quan để phối hợp trong việc bảo đảm an ninh và an toàn chung.

6. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tiến hành trong phạm vi an toàn và thường xuyên khảo sát khu vực ảnh hưởng; đồng thời phối hợp với chính quyền, công an các cấp và các cơ quan hữu quan kiểm tra, bảo vệ và đôn đốc thực hiện xử lý các hành vi vi phạm với quy định về đảm bảo an toàn công trình dầu khí.

7. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, tuần tra, ngăn chặn và báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến các hoạt động và tình hình sử dụng đất đai và khoảng không trong phạm vi an toàn và khu vực có ảnh hưởng đến an toàn các công trình dầu khí.

Điều 34. Trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình tiếp giáp công trình dầu khí

1. Khi xây dựng các công trình giao thông đường sắt, đường bộ, kênh dẫn nước, cáp ngầm, đường ống cấp thoát nước và các công trình khác cắt qua phạm vi an toàn của các công trình dầu khí hiện hữu, chủ đầu tư công trình phải có phương án thiết kế và biện pháp thi công phù hợp tại khu vực cắt chéo được chủ đầu tư công trình dầu khí hiện hữu chấp thuận về việc thi công tại khu vực cắt chéo.

2. Trong quá trình thi công các công trình cắt chéo trong phạm vi an toàn của các công trình dầu khí, chủ đầu tư đảm bảo an toàn đối với các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp an toàn.

3. Thông báo đầy đủ và kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư công trình dầu khí các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn các công trình dầu khí.

4. Trước khi tiến hành thi công phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Trong quá trình thi công công trình phải bảo đảm an toàn cho các công trình dầu khí; phối hợp với chủ đầu tư công trình dầu khí thực hiện các biện pháp an toàn.

6. Chủ đầu tư các công trình tiếp giáp với công trình dầu khí có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra đối với các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Trách nhiệm của người sử dụng đất có đường ống vận chuyển dầu khí đi qua

1. Phối hợp với chủ đầu tư công trình dầu khí trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc cho thuê mướn đất đai trong quá trình thi công xây lắp, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa công trình.

2. Cam kết và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình dầu khí trong phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

 

Chương VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 36. Hiệu lực thi hành[38]

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011.

2. Nghị định này thay thế các Nghị định số 10/CP ngày 17 tháng 02 năm 1993 của Chính phủ về việc ban hành quy định về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu; Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1999 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu, ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 17 tháng 02 năm 1993. Những quy định pháp luật trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 37. Trách nhiệm thi hành[39]

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Quy định về chuyển tiếp

1. Các công trình dầu khí đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực chưa đáp ứng khoảng cách an toàn theo quy định của Nghị định này, sau 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải thực hiện các biện pháp tăng cường, đảm bảo mức rủi ro chấp nhận được theo quy định.

2. Khoảng cách an toàn đối với công trình dầu khí trên đất liền xác định theo quy định tại Nghị định này cho đến khi các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương ứng được ban hành.

 

 

BỘ CÔNG THƯƠNG

------------

Số: 17/VBHN-BCT

 

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên cổng TTĐT Chính phủ);

- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;

- Bộ Tư pháp;

- Lưu: VT, ATMT,PC.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 28 tháng  11   năm 2019

 

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Trần Tuấn Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I[40]

PHÂN LOẠI DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ)

Khu vực dân cư được chia thành 4 loại sau:

 

Khu vực dân cư

Mô tả

Loại 1*

Mật độ nhà ở trung bình dưới 6 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu vực đất rừng, núi; đất hoang hóa; đất ngập mặn, đất nông nghiệp.

Loại 2*

Mật độ nhà ở trung bình từ 6 đến 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu đất nông nghiệp có mật độ dân cư cao, các cụm dân cư.

Loại 3

Mật độ nhà ở trung bình nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các khu vực thị trấn, chợ, ngoại vi các thành phố, khu vực không thuộc khu vực dân cư loại 4.

Loại 4

Mật độ nhà ở trung bình nhiều hơn 28 nhà trên một đơn vị diện tích cơ sở, đặc trưng cho các thành phố, mật độ dân cư cao, khu vực có nhiều nhà ở nhiều tầng, mật độ giao thông cao và có nhiều công trình ngầm.

 

Ghi chú: (*) Nếu trong khu vực dân cư loại 1 hay 2 có các công trình như trường học, bệnh viện, nhà thờ, chợ, có mức tập trung thường xuyên nhiều hơn 20 người thì khu vực này được coi là khu vực dân cư loại 3.

 

Phụ lục II[41]

QUY ĐỊNH KHOẢNG CÁCH AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ)

 

 

Bảng 1.  Khoảng cách an toàn từ bồn chứa Khí dầu mỏ hóa lỏng tồn chứa dưới áp suất đến các đối tượng được bảo vệ và khoảng cách giữa các bồn chứa

 

Dung tích bồn chứa, V (m3)

Khoảng cách an toàn (m)

Khoảng cách giữa các bồn chứa (m)

Bồn chứa đặt chìm

Bồn chứa đặt nổi

V ≤ 0,5

3

1,5

0

0,5 < V ≤ 1

3

3

0

1 < V ≤ 1,9

3

3

1

1,9 < V ≤ 7,6

3

7,6

1

7,6 < V ≤ 114

15

15

1,5

114 < V ≤ 265

15

23

1/4 tổng đường kính hai bồn lân cận

265 < V ≤ 341

15

30

341 < V ≤ 454

15

38

454 < V ≤ 757

15

61

757 < V ≤ 3785

15

91

V > 3785

15

122

Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

 

 

Bảng 2. Khoảng cách an toàn từ bồn chứa đến các đối tượng được bảo vệ đối với kho chứa DM&SPDM

 

Dung tích bồn chứa (m3)

Khoảng cách an toàn cho các đối tượng được bảo vệ (m)

Nhỏ hơn 1

1,5

Lớn hơn 1 đến 2,85

3,0

Lớn hơn 2,85 đến 45,6

4,5

Lớn hơn 45,6 đến 114

6,0

Lớn hơn 114 đến 190

9,0

Lớn hơn 190 đến 380

15,0

Lớn hơn 380 đến 1.900

24,0

Lớn hơn 1.900 đến 3.800

30,0

Lớn hơn 3.800 đến 7.600

40,5

Lớn hơn 7.600 đến 11.400

49,5

Lớn hơn 11.400

52,5

Ghi chú:

Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

Bảng 3. Quy định khoảng cách an toàn đối với Nhà máy chế biến/xử lý khí

STT

Các đối tượng được bảo vệ

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp đặc biệt

Cấp 1

Cấp 2

1

Khu dân dụng

 

 

 

1. Nhà ở, công trình phụ độc lập (bao gồm cả vườn cây, ao cá) không thuộc loại nhà quy định tại mục 2 của bảng này.

40

30

25

2. Nhà ở từ tầng 4 trở lên và/hoặc có hơn 10 hộ cư trú thường xuyên

70

50

40

3. Trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, siêu thị hoặc khu chợ tập trung.

150

100

75

2

Khu công nghiệp, khu chế xuất:

 

 

 

1. Chân tường rào hoặc ranh giới tiếp giáp của khu công nghiệp

40

30

25

2. Chân ta-luy đường giao thông nội bộ, công trình cấp thoát nước nội bộ, khi chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy

40

30

20

3

Nhà máy, xí nghiệp, công trình sản xuất công nghiệp/nông - lâm - ngư nghiệp độc lập

50

40

30

4

Khu vực thăm dò, mỏ khai thác khoáng sản (tính từ ranh giới tiếp giáp ngoài cùng của khu vực hoặc mỏ)

 

 

 

1. Có nổ mìn

2. Khai thác than lộ thiên

3. Các hình thức thăm dò, khai thác khác

300

200

100

250

150

75

200

100

50

5

Đường bộ chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy:

 

 

 

1. Đường cao tốc, đường bộ cấp I, II

2. Đường cấp III

3. Đường cấp IV, V

4. Đường dưới cấp V

5. Hầm đường bộ

50

40

35

30

120

40

35

30

30

100

35

30

30

30

100

6

Đường sắt chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy:

 

 

 

1. Đường sắt (tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp)

75

50

30

2. Hầm đường sắt

120

120

120

7

Vùng hoặc khu trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây công nghiệp/nông nghiệp/lâm nghiệp tập trung; kho chứa lương thực.

100

75

50

8

Rừng cây:

1. Rừng lá kim, cỏ tranh

2. Rừng lá to bản

 

75

40

 

50

30

 

50

30

9

Di sản văn hóa cấp quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu du lịch, các công trình phúc lợi công cộng khác.

120

100

100

10

Cáp thông tin, cáp điện, đường ống cấp thoát nước chôn ngầm.

7

7

7

11

Sân bay (tính từ ranh giới phạm vi phễu bay)

2000

2000

2000

12

Cột thu phát thông tin, vô tuyến; Cột điện (tính từ chân cột)

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

Ghi chú: Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá định lượng rủi ro.

 

Bảng 4. Quy định khoảng cách an toàn  đến các đối tượng được bảo vệ đối với đường ống vận chuyển khí

 

Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường ống dẫn khí chôn ngầm chạy song song 

Đường ống

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 1

0,5 m

1 m

2 m

Cấp 2

1 m

2 m

3 m

Cấp 3

2 m

3 m

3 m

Khoảng cách nhỏ nhất giữa đường ống dẫn khí chôn ngầm và đường ống dẫn khí đặt nổi

Đường ống

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 1

1 m

2 m

3 m

Cấp 2

2 m

3 m

5 m

Cấp 3

3 m

5 m

5 m

Khoảng cách an toàn giữa đường ống dẫn khí chôn ngầm đến đối tượng được bảo vệ

STT

Các đối tượng được bảo vệ

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp 2

Cấp 3

1

Khu dân dụng

1.1

Nhà ở, công trình phụ độc lập không thuộc loại nhà quy định tại mục 1.2

7

9

1.2

Nhà ở từ 4 tầng trở lên và có hơn 10 hộ cư trú thường xuyên

12

15

1.3

Trường học, bệnh viện

75

75

2

Khu công nghiệp tập trung

2.1

Chân tường rào hoặc ranh giới các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp tập trung

5

5

2.2

Khoảng cách tối thiểu từ đường ống dẫn khí đến đến đường giao thông, các công trình cấp thoát nước nội bộ, khi chạy song song trong khu công nghiệp tập trung

3

3

3

Công trình công nghiệp độc lập

7

7

4

Các đối tượng được bảo vệ khác

4.1

Chân ta luy đường bộ cấp I, II, III khi chạy song song

15

15

4.2

Chân ta luy đường bộ cấp IV, V, VI khi chạy song song

10

10

4.3

Chân ta luy đường sắt chính, khi chạy song song

15

15

4.4

Chân ta luy đường sắt phụ, khi chạy song song

10

10

4.5

Chân ta luy đường dẫn của cầu đường sắt, đường bộ phía thượng lưu khi chạy song song

15

15

4.6

Chân ta luy đường dẫn của cầu đường sắt, đường bộ phía hạ lưu khi chạy song song

10

10

4.7

Bến cảng, ca nô, phà phía thượng lưu (tính đến hàng rào hoặc ranh giới của công trình)

30

30

4.8

Bến cảng, ca nô, phà phía hạ lưu (tính đến hàng rào hoặc ranh giới của công trình)

20

20

4.9

Đập nước, đê sông, đê biển, khi chạy song song (tính đến ranh giới bảo vệ của công trình)

15

15

4.10

Các di sản văn hóa cấp Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, công trình phúc lợi công cộng khác

20

20

     

Ghi chú: Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

 

 

Bảng 5. Quy định khoảng cách an toàn đối với

đường ống vận chuyển khí khoan xiên

 

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

5

6

8

Ghi chú:

Khoảng cách an toàn cho đường ống khoan xiên được xác định chính là độ sâu từ ống đến các công trình khác.

 

Bảng 6. Quy định khoảng cách an toàn đối với đường ống vận chuyển DM&SPDM

 

STT

Các đối tượng được bảo vệ

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

1

Khu dân cư:

 

 

 

1. Nhà ở, công trình phụ độc lập (bao gồm cả vườn cây, ao cá) không thuộc loại nhà quy định tại mục 2 của Bảng này

30

15

12

2. Nhà ở từ tầng 4 trở lên và/hoặc có hơn 10 hộ cư trú thường xuyên

40

20

15

3. Trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, siêu thị hoặc khu chợ tập trung

60

25

20

2

Khu công nghiệp, khu chế xuất:

 

 

 

1. Chân tường rào hoặc ranh giới tiếp giáp của khu công nghiệp

12

10

8

2. Chân ta-luy đường giao thông, công trình cấp thoát nước nội bộ, khi chạy song song với đường ống

10

8

5

3

Nhà máy, xí nghiệp, công trình sản xuất công nghiệp/nông - lâm - ngư nghiệp độc lập

10

8

8

4

Khu vực thăm dò, mỏ khai thác khoáng sản (tính từ ranh giới tiếp giáp ngoài cùng của khu vực hoặc mỏ):

 

 

 

1. Có nổ mìn

2. Khai thác than lộ thiên

3. Các hình thức thăm dò, khai thác khác

200

40

30

200

40

15

200

40

15

5

Đường bộ chạy song song với đường ống (tính từ chân ta-luy đường bộ):

 

 

 

1. Đường cao tốc, đường bộ cấp I, II,III

2. Đường cấp IV, V và dưới cấp V

3. Hầm đường bộ

30

20

30

20

15

30

20

15

30

6

Đường sắt chạy song song với đường ống:

 

 

 

1. Đường sắt

2. Đường tàu điện ngầm

30

150

20

150

15

150

7

Đường dẫn của cầu đường sắt hoặc đường bộ chạy song song với đường ống (tính từ chân ta-luy đường):

 

 

 

1. Khi Đường ống đặt ở phía thượng lưu

2. Khi Đường ống đặt ở phía hạ lưu

60

20

40

15

25

15

8

Cảng sông các loại (bao gồm cả cảng xuất nhập, không nằm trong cùng hệ thống với đường ống, quân cảng cố định, cảng hàng hóa); bến phà, bến tàu, bến đò, canô:

 

 

 

1. Khi Đường ống đặt ở phía thượng lưu

2. Khi Đường ống đặt ở phía hạ lưu

100

60

70

30

50

30

9

Nhà máy thủy điện - đập nước; trạm thủy lợi:

1. Khi Đường ống đặt ở phía thượng lưu

2. Khi Đường ống đặt ở phía hạ lưu

 

100

400

 

75

400

 

75

400

10

Đê sông; đê biển; đê kênh mương tưới tiêu (khoảng cách tính từ chân đê trở ra); công trình cấp nước sinh hoạt chạy song song với đường ống

50

30

30

11

Kho chứa dầu khí và sản phẩm dầu khí; trạm xuất nhập xăng dầu; kho chứa các vật liệu dễ cháy nổ

40

20

20

12

Vùng hoặc khu trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây công nghiệp/nông nghiệp/lâm nghiệp tập trung; kho chứa lương thực.

40

20

20

13

Rừng cây:

1. Rừng lá kim, cỏ tranh

2. Rừng lá to bản

 

60

40

 

45

30

 

45

30

14

Di sản văn hóa cấp quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu du lịch, các công trình phúc lợi công cộng khác.

60

60

60

15

Cột thu phát thông tin, vô tuyến (tính từ chân cột)

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

16

Đường dây cáp điện cao thế hoặc lưới điện quốc gia (tính từ ranh giới hành lang an toàn của lưới điện); cột điện.

H
cột cao nhất

+10 m

H
cột cao nhất +10 m

H
cột cao nhất +10 m

17

Cáp thông tin, cáp điện, đường ống cấp thoát nước chôn ngầm

60

45

30

Ghi chú: Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

 

Bảng 7. Quy định khoảng cách an toàn đối với các Trạm

Trạm

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Trạm phân phối khí

6,0

12,0

16,0

Trạm van

3,0

3,0

7,0

Trạm phóng nhận thoi

3,0

3,0

5,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 8. Quy định khoảng cách an toàn đối với Nhà máy chế biến/Nhà máy lọc - hóa dầu

STT

Các đối tượng được bảo vệ

Khoảng cách an toàn (m)

Cấp đặc biệt

Cấp I

Cấp II

Cấp III

1

Khu dân cư:

 

 

 

 

1. Nhà ở, công trình phụ độc lập (bao gồm cả vườn cây, ao cá) không thuộc loại nhà quy định tại mục 2 của bảng này

100

50

40

25

2. Nhà ở từ tầng 4 trở lên và/hoặc có hơn 10 hộ cư trú thường xuyên

150

100

75

50

3. Trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà hát, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, siêu thị hoặc khu chợ tập trung

250

150

100

80

2

Khu công nghiệp, khu chế xuất:

 

 

 

 

1. Chân tường rào hoặc ranh giới tiếp giáp của khu công nghiệp

120

100

75

50

2. Chân ta-luy đường giao thông nội bộ, công trình cấp thoát nước nội bộ, khi chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy

80

60

40

20

3

Nhà máy, xí nghiệp, công trình sản xuất công nghiệp/nông - lâm - ngư nghiệp độc lập

100

75

50

40

4

Khu vực thăm dò, mỏ khai thác khoáng sản (tính từ ranh giới tiếp giáp ngoài cùng của khu vực hoặc mỏ)

 

 

 

 

1. Có nổ mìn

2. Khai thác than lộ thiên

3. Các hình thức thăm dò, khai thác khác

300

200

100

300

200

100

250

150

75

200

100

50

5

Đường bộ chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy (tính từ chân ta-luy đường bộ)

 

 

 

 

1. Đường cao tốc, đường bộ cấp I, II

2. Đường cấp III

3. Đường cấp IV, V

4. Đường dưới cấp V

5. Hầm đường bộ

75

50

40

30

150

75

50

40

30

120

50

40

40

30

100

40

30

30

30

100

6

Đường sắt chạy song song với ranh giới tiếp giáp của Nhà máy:

 

 

 

 

1. Đường sắt (tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp)

75

75

75

50

2. Đường tàu điện ngầm

150

150

150

150

7

Sân bay (tính từ ranh giới phạm vi phễu bay)

2500

2000

2000

2000

8

Vùng hoặc khu trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây công nghiệp/nông nghiệp/lâm nghiệp tập trung; kho chứa lương thực.

150

100

75

50

9

Rừng cây:

1. Rừng cây lá kim, cỏ tranh

2. Rừng cây lá to bản

 

100

50

 

75

40

 

50

30

 

50

30

10

Di sản văn hóa cấp quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, khu du lịch, các công trình phúc lợi công cộng khác.

150

120

100

100

11

Cột thu phát thông tin, vô tuyến; cột điện (tính từ chân cột)

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

1,5 chiều cao cột

12

Cáp thông tin, cáp điện, đường ống cấp thoát nước chôn ngầm.

7

7

7

7

Ghi chú: Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

 

Bảng 9. Quy định khoảng cách an toàn đối với các hạng mục liên quan của Nhà máy chế biến/Nhà máy lọc - hóa dầu

 

STT

Hạng mục

Khoảng cách an toàn (m)

1

Cảng xuất sản phẩm (tính từ mép ngoài cùng của công trình)

500

2

Đê chắn sóng:

 

- Phần ngoài biển (tính từ chân đê trở ra)

- Phần trên bờ (tính từ chân đê trở vào; cứ đào móng công trình khác sâu thêm 1m thì phải tăng khoảng cách thêm 10m)

500

30

3

Tuyến ống dẫn dầu thô (phần trên bờ; tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên)

20

4

Tuyến ống dẫn sản phẩm (tính từ mép ngoài của ống ngoài cùng về mỗi bên)

20

5

Tuyến xả nước thải (tính từ giới hạn ngoài của kênh xả nước thải)

5

6

Các hạng mục công trình ngoài biển (được xác định về mọi phía tính từ rìa ngoài cùng đối với công trình cố định và từ điểm thả neo đối với công trình di động)

 

- Phao nhận dầu không bến SPM

- Tuyến ống dẫn dầu thô

- Tuyến ống dẫn và xả nước biển

800

500

5

Ghi chú: Khoảng cách an toàn đối với các đối tượng được bảo vệ khác được xác định trên cơ sở kết quả Đánh giá định lượng rủi ro.

 

Phụ lục III[42]

QUY ĐỊNH GIẢM KHOẢNG CÁCH AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ TRÊN ĐẤT LIỀN KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ)


Bảng 1. Quy định cho phép giảm khoảng cách an toàn đối với kho

 

Giải pháp kỹ thuật tăng cường

Khoảng cách được phép giảm tương ứng

Xuất nhập kín và thu hồi hơi cho các giàn xuất nhập

20%

Lắp đặt mái phao cho các bồn chứa có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc thấp hơn 230C

20%

Hệ thống thu hồi và xử lý nước thải đảm bảo giảm trên 30% so với quy định

10%

Hào chống lan tràn dầu và chống cháy lan

20%

Sơn phản nhiệt thành bể

5%

Thiết bị đo mức tự động

10%

Hệ thống báo lửa tự động, camera quan sát có người trực 24/24

10%

Hệ thống chữa cháy tự động

20%

Ghi chú:

Khi áp dụng một hoặc nhiều giải pháp kỹ thuật tăng cường khoảng cách tối đa được giảm không được vượt quá 50% và khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn 10m.

Đối với những trường hợp kỹ thuật tăng cường khác không quy định theo bảng này, hệ số giảm khoảng cách sẽ được phân tích và đề xuất theo phương pháp Đánh giá định lượng rủi ro.

 

Bảng 2. Quy định cho phép giảm khoảng cách an toàn

đối với đường ống vận chuyển DM&SPDM khi áp dụng các giải pháp

 kỹ thuật tăng cường

 

Giải pháp kỹ thuật tăng cường

Khoảng cách được phép giảm tương ứng

Tăng độ dày thành ống tương ứng với hệ số f:

- Đường ống đi qua khu vực dân cư loại 1 và hệ số thiết kế không lớn hơn 0.60

- Đường ống đi qua khu vực dân cư loại 2 và hệ số thiết kế không lớn hơn 0.50

- Đường ống đi qua khu vực dân cư loại 2 và hệ số thiết kế không lớn hơn 0.40

- Đường ống đi qua khu vực dân cư loại 2 và hệ số thiết kế không lớn hơn 0.30

30%

Tăng cường lớp phủ trên ống, bọc ống bằng bê tông hay các vật liệu khác, lắp ống lồng

20%

Tăng độ sâu chôn ống:  Tính từ độ sâu chôn ống tối thiểu, cứ tăng 0.5m độ sâu chôn ống

Được phép giảm 18%

Tăng khả năng chống ăn mòn và định kỳ siêu âm kiểm tra độ dày thành ống hoặc có thiết bị tự động kiểm tra khuyết tật của ống.

30%

Đặt trong hào bê tông tối thiểu: Sâu 1m, dày 10cm, có nắp bê tông dày 10cm trên đắp đất chặt.

20%

Có tường ngăn cao trên 3m về phía đối tượng được bảo vệ hoặc đặt các tấm ngăn cách bê tông giữa hai đường ống

10%

Ghi chú: Không áp dụng với đường ống khoan xiên

Độ dày thành ống, hệ số thiết kế

Độ dày thành ống tối thiểu đối với ống thép được xác định theo công thức sau:

T  =

P.D

20f.s

Trong đó:

T: Chiều dày thiết kế của ống, mm;

P: Áp suất thiết kế ở nhiệt độ thiết kế, bar;

D: Đường kính ngoài của ống, mm;

f: Hệ số thiết kế, không đơn vị;

s: Cường độ giới hạn chảy tối thiểu đặc trưng của vật liệu chế tạo ống, N/mm2.

Hệ số thiết kế được xác định dựa trên cơ sở phân loại khu vực dân cư. Việc phân loại khu vực dân cư được quy định chi tiết tại Phụ lục I. Hệ số thiết kế f được quy định tương ứng với từng loại khu vực dân cư như sau:

Khu vực dân cư loại 1: Hệ số f không lớn hơn 0,72

Khu vực dân cư loại 2: Hệ số f không lớn hơn 0,60

Khu vực dân cư loại 3: Hệ số f không lớn hơn 0,50

Khu vực dân cư loại 4: Hệ số f không lớn hơn 0,40

Đối với những đường ống vận chuyển khí đi qua vùng rừng núi, đất hoang hóa hay các khu vực khác không có hoặc rất ít dân cư sinh sống mà theo quy hoạch sử dụng đất sẽ ít có thay đổi trong giai đoạn từ 10 đến 15 năm tiếp theo, hệ số thiết kế có thể lấy không lớn hơn 0,8.

 

 

 

[1] Nghị định 25/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,”

 

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[6] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[7] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[8] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[9] Điều này này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

 

[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[12] Khoản này được bãi bỏ  theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[13] Khoản này được sửa đổi tại điểm c Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

 

[14] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm d Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[15] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[16] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[17] Điểm này được theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[18] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[19] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ- sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[20] Cụm từ “đối tượng tiếp giáp” được thay thế bởi cụm từ “đối tượng được bảo vệ” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[21] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[22] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[23] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[24] Cụm từ “đối tượng tiếp giáp” được thay thế bởi cụm từ “đối tượng được bảo vệ” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[25] Cụm từ “đối tượng tiếp giáp” được thay thế bởi cụm từ “đối tượng được bảo vệ” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[26] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[27] Cụm từ “đối tượng tiếp giáp” được thay thế bởi cụm từ “đối tượng được bảo vệ” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[28] Khoản này được sửa đổi tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[29] Bãi bỏ Khoản 5 Điều 23 tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[30] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[31] Khoản này được sửa đổi tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[32] Khoản này được sửa đổi tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[33] Cụm từ “đối tượng tiếp giáp” được thay thế bởi cụm từ “đối tượng được bảo vệ” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[34] Khoản này được sửa đổi tại điểm a Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[35] Khoản này được bổ sung tại điểm b Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[36] Khoản này được bổ sung tại điểm b Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[37] Khoản này được sửa đổi tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

 

[38] Điều 5 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019 quy định như sau:

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.”

[39] Điều 7 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019 quy định như sau:

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn các quy định tại Điều 1, Điều 2 và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này./.”

[40] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại tại Điều 2 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

[41] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại tại Điều 2 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

 

[42] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 25/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về an toàn công trình dầu khí trên đất liền, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 4 năm 2019.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi