Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255:1986 Nhóm T: An toàn nổ - Yêu cầu chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255:1986

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255:1986 Nhóm T: An toàn nổ - Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 3255:1986Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:31/12/1991Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255:1986

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3255:1986 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3255:1986

Nhóm T

AN TOÀN NỔ - YÊU CẦU CHUNG

Explosion safety- General requirements

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 3255: 1979.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn nổ cho các quá trình sản xuất vận chuyển, bảo quản, trong đó có các chất có khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ.

Riêng đối với các quá trình sản xuất đặc biệt như mỏ; sản xuất, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ v.v... ngoài tiêu chuẩn này, cần phải có các tiêu chuẩn riêng.

1. Những quy định chung

1.1..An toàn nổ cho các quá trình sản xuất phải được đảm bảo bằng các biện pháp tổ chức và kĩ thuật, phòng ngừa nổ và bảo vệ nổ.

1.2. Những yếu tố đặc tnưng cho tính nguy hiểm nổ bao gồm: áp suất lớn nhất khi nổ và nhiệt độ nổ; Tốc độ tăng áp suất khi nổ; áp suất ở hướng chính của sóng xung kích; tính chất phá huỷ và gây cháy của môi trường nguy hiểm nổ.

1.3. Những yếu tố nguy hiểm và có hại ảnh hưởng đến con người do hậu quả nổ bao gồm:

Sóng xung kích có áp suất ở hướng chính vượt quá giá trị cho phép; Lửa;

Các kết cấu, thiết bị, đường ống, nhà cửa và công trình bị phá huỷ và các mảnh vỡ của chúng văng ra;

Các chất có hại được hình thành và (hoặc) thoát ra từ các thiết bị vỡ hỏng khi nổ nồng độ trong không khí nơi làm việc vượt quá giới hạn cho phép.

2. Những yêu cầu về phòng ngừa nổ

2.1. Để phòng ngừa nổ phải loại trừ:

Sự hình thành môi trường nguy hiểm nổ; Sự xuất hiện các nguồn kích nổ.

2.2. Môi trường nguy hiểm nổ có thể được tạo thành bởi:

Hỗn hợp các chất (hơi, khí và bụi) với không khí và các chất ô xí hoá khác (ôxi, ozôn, clo và các chất ôxítnitơ v.v...) .

Các chất có khuynh hướng chuyển hoá dẫn đến nổ (axêtylen, ôzôn, hyđragin v.v...)

2.3. Nguồn kích thích nổ bao gồm:

Ngọn lửa trần và các vật bị nung nóng; Các hiện tượng phóng điện;

Nhiệt lượng toả ra từ các phản ứng hoá học và các tác động cơ học;

Tia lửa do ma sát và va đập;

Sóng xung kích;

Bức xạ điện từ và các bức xạ khác.

2.4. Để ngăn ngừa khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ và đảm bảo nồng độ các chất nguy hiểm nổ trong vùng không khí nơi sản xuất không vượt quá giới hạn cháy dưới, có tính đến hệ số an toàn phải đảm bảo:

Sử dụng các thiết bị sản xuất kiểu kín;

Sử dụng thông gió làm việc và thông gió sự cố;

Dẫn môi trường nguy hiểm nổ và các chất có khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ ra ngoài;

Kiểm tra thành phần môi trườngkhông khí.

2.5. Để ngăn ngừà sự hình thành môi trường nguy hiểm nổ ở bên trong thiết bị công nghệ phải đảm bảo:

Làm kín các thiết bị công nghệ;

Duy trì thành phần và các thông số của môi trường ở ngoài vùng giới hạn bắt cháy sử dụng các chất phụ gia (hoạt tính hoá học, khí trơ) để kìm hãm khả năng hình thành môi trường nguy hiểm nổ;

áp dụng các giải pháp công nghệ và cấu trúc hợp lí khi thiết kế thiết bị và các qúa trình sản xuất.

2.6. Để ngăn ngừa sự xuất hiện các nguồn kích nổ phải đảm bảo: Có quy định cho các việc làm có lửa hoặc nguồn nhiệt;

Ngăn ngừa sự đốt nóng các thiết bị đến nhiệt độ tự bốc cháy của môi trường. Nguy hiểm nổ;

Sử dụng các phương tiện làm giảm áp suất ở hướng chính của sóng xung kích;

Sử dụng các vật liệu khi va đập và ma sát không phát sinh tia lửa có khả năng kích nổ môi trường nguy hiểm nổ;

Sử dụng các phương tiện chống sét và chống tích điện, loại trừ dòng điện rò, điện chạm đất v.v...

Sử dụng các thiết bị phòng nổ;

Sử dụng các thiết bị bảo vệ tác động nhanh để ngắt các nguồn điện có khả nămg kích nổ;

Hạn chế công suất bức xạ điện từ và các bức xạ khác;

Loại trừ sự xuất hiện nhiệt lượng nguy hiểm của các phản ứng hoá học và các tác

động cơ học.

3. Những yêu cầu về bảo vệ nổ

Để ngăn ngừa ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến con người do hậu quả nổ và giữ nguyên được giá trị của vật chất, công trình và thiết bị cần phải:

Hạn chế đến mức ít nhất số lượng các chất nguy hiểm nổ cần thiết được sử dụng trong mỗi quá trình sản xuất;

Sử dựng các thiết bị ngăn ngừa lửa, các van chắn nước, các vách chắn bằng nước và bụi, các màn khí trơ (không cháy) và màn hơi nước;

Sử dụng các thiết bị đã được tính toán tới áp suất nổ;

Sử dụng các cơ cấu an toàn xả áp lực sự cố (các màng và van an toàn) để bảo vệ thiết bị khỏi bị phá huỷ;

Sử dụng các van đóng mở nhanh và van một chiều; Sử dụng hệ thống dập nổ chủ động;

Sử dụng các phương tiện phát tín hiệu phòng ngừa.

4. Các biện pháp tổ chức và kĩ thuật để đảm bảo an toàn nổ

Các biện pháp tổ chức và kĩ thuật để đảm bảo an toàn nổ phải bao gồm: Việc nghiên cứu xây dựng các tài liệu huấn luyện, hướng dẫn, phổ biển các yêu cầu về an toàn, cấp giấy phép vào làm việc, trình tự chuẩn bị và tiến hành các quá trình sản xuất, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các yêu cầu an toàn được nêu ra trong các mục 2 - 4 của tiêu chuẩn này.

Phụ lục

Các thuật ngữ và định nghĩa

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Nổ hóa học

2. An toàn nổ

 

 

3. Phòng ngừa nổ

4. Bảo vệ nổ

5. Mô trường nguy hiểm nổ

 

6. Nguồn kích nổ

 

7. Hệ số an toàn

 

8. Nhiệt độ nổ

Sự chuyển hóa hóa học tỏa nhiệt nhanh kèm theo phát sinh năng lượng và tạo thành khí nén có khả năng sinh công.

Trạng thái của quá trình sản xuất loại trừ được khả năng nổ hoặc nếu nổ xảy ra phải ngăn chặn được tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với sức khỏe con người và giữ được nguyên giá trị vật chất.

Ngăn ngừa khả năng phát sinh nổ

Ngăn chặn tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại do nổ đến con người và giữ được nguyên vẹn giá trị vật chất

Môi trường hoạt tính hóa học mà trong điều kiện nào đó có thể phát sinh nổ

Các nguồn mang năng lượng có khả năng kích thích nổ môi trường nguy hiểm nổ

Hệ số điều và hệ số thực nghiệm hay tính toán của thông số nguy hiểm nổ. Hệ số này xác định giới hạn cho phép của thông số đo đối với mỗi quá trình sản xuất

Nhiệt độ được tạo thành khi nổ

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi