Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9408:2014 Vật liệu chống thấm-Tấm CPE-Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9408:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9408:2014 Vật liệu chống thấm-Tấm CPE-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 9408:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp, Xây dựng
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9408: 2014

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM - TẤM CPE - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Waterproofing materials - CPE (chlorinated polyethylene) sheeting - Specifications

Lời nói đầu

TCVN 9408:2014 được xây dựng trên cơ sở ASTM D4068:2009 Standard Specification for Chlorinated Polyethylene (CPE) Sheeting for Concealed Water-Containment Membrane.

TCVN 9408:2014 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đ nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM - TẤM CPE - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Waterproofing materials - CPE (chlorinated polyethylene) sheeting - Specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật cho tm CPE (Chlorinated polyethylene) dùng làm màng ngăn nước in trong công trình xây dựng ở những v trí: tiềm ẩn sự thm dột khó khắc phục hoặc có yêu cầu cao về mức độ chống thấm. Ví dụ như đài phun nước, bể bơi, chậu cây, các kiểu bể tắm, bể an toàn, bể nhúng và những bộ phận tương tự mà thi công màng ngăn nước không th thực hiện được sau khi xây lắp đã hoàn tất.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại màng ngăn nước tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại hoặc ánh sáng mặt trời.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1595-1:2007 (ISO 7619-1:2004), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore).

TCVN 1597-1:2006 (ISO 34-1:2004), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt do - Xác định độ bền xé rách - Phn 1: Mẫu thử dạng quần, góc và cong lưỡi liềm.

TCVN 4509:2006 (ISO 37:2005), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định các tính chất ng suất - giãn dài khi kéo.

TCVN 9409-1:2014, Vật liệu chống thấm - Tấm CPE - Phương pháp thử - Phn 1: Xác định độ dày.

TCVN 9409-2:2014, Vật liệu chống thm - Tấm CPE - Phương pháp thử - Phn 2: Xác định độ bền bóc tách của mối dán.

TCVN 9409-3:2014, Vật liệu chống thấm - Tm CPE - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định tỷ lệ thay đổi Khối lượng ở 70 °C.

TCVN 9409-4:2014, Vật liệu chống thấm - Tm CPE- Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền trong môi trường vi sinh.

TCVN 9409-5:2014, Vật liệu chống thấm - Tấm CPE - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ độ bền trong môi trường hóa chất.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Màng ngăn nước (Water containment membrane)

Màng đặc chắc không thấm nước, và hơi nước.

3.2. Tm đng nhất (Homogeneous sheeting)

Tấm đơn có thành phần đồng nhất trên toàn bộ chiều dày (không phải là tm cấu trúc xen kẽ với một lớp liên tục hoặc bán liên tục của một hay nhiều vật liệu có thành phần khác nhau được lèn giữa hai hoặc nhiều lớp CPE).

3.3. Tm nguyên khối (Monolithic sheeting)

Tấm đơn được sản xut ở dạng nguyên khối (không phải tấm được ghép từ nhiều tấm với chiều dày khác nhau, cũng không phải là tấm được ghép theo chiều rộng và gắn kết với nhau bằng nhiệt hay hóa chất).

4. Nguyên liệu và sản xuất tấm CPE

4.1. Tấm CPE được sản xuất từ hỗn hợp có chứa hơn 50 % khối lượng nhựa polyetylen clo hóa so với tổng hàm lượng nhựa nhựa CPE phải có:

Hàm lượng clo nằm trong khoảng từ 38% đến 46%;

Nhựa polyetylen mạch thẳng, khối lượng riêng không nhỏ hơn 0,95 g/cm3;

Cấu trúc vô định hình, có nhiệt nóng chảy nhỏ hơn 1,7 kJ/kg (0,4 cal/g);

Độ nhớt ở trạng thái nóng chảy (1700 ± 500) Pa.s khi đo bằng nhớt kế mao dẫn Instron ở nhiệt độ nóng chảy (190 ± 2) °C và tốc độ trượt (150 ± 10) s-1.

4.2. Vật liệu tái chế có thể được dùng để sản xuất sản phẩm này nếu thỏa mãn tt cả các yêu cầu kỹ thuật trong Điu 6.

4.3. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất tấm CPE không được sử dụng các thành phần có thể tan trong nước.

4.4. Tấm CPE phải sản xuất ở dạng đồng nhất và nguyên khối.

5. Phân loại

Theo độ dày tấm CPE được phân thành các cp như sau:

Cấp 1 - Độ dày không nhỏ hơn 1,02 mm;

Cấp 2 - Độ dày không nhỏ hơn 0,77 mm.

6. Yêu cầu kỹ thuật

6.1. Ngoại quan

Không quan sát thy lỗ châm kim khi soi qua ánh sáng, các vật lạ bám lên bề mặt, hoặc các khuyết tật chế tạo khác;

Không có các vết phòng rộp, các hốc nhỏ, các nốt sần, vết rạn;

In, ký hiệu đánh du lên tấm phải rõ ràng và không dễ dàng bị mất trong quá trình vận chuyển và lắp đặt;

Có th có mu tùy theo thỏa thuận giữa bên mua và bán.

6.2. Tính chất cơ, lý, hóa của tấm CPE

Yêu cầu kỹ thuật về tính chất cơ, lý, hóa của tấm CPE được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật vi tính chất cơ, lý, hóa của tấm CPE

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Cấp 1

Cấp 2

1. Độ dày, mm, không nh hơn

1,02

0.77

TCVN 9409-1:2014

2. Độ cứng Shore A

76 ± 6

TCVN 1595-1:2007
(ISO 7619-1:2004)

3. Cường độ chịu kéo theo phương ngang, MPa, không nhỏ hơn

8,28

5,5

TCVN 4509:2006
(ISO 37:2005)

4. Cường độ chịu kéo ở độ giãn dài 100 % theo phương ngang, MPa

2,76 ÷ 8,28

2,07 ÷ 8,28

TCVN 4509:2006
(ISO 37:2005)

5. Độ giãn dài khi đứt theo phương ngang, %, không nhỏ hơn

350

300

TCVN 4509:2006
(ISO 37:2005)

6. Độ bền xé rách theo phương ngang, kN/m, không nhỏ hơn

30,6

20,9

TCVN 1597-1:2006
(ISO 34-1:2004)

7. Tỷ lệ thay đổi khối lượng ở 70 °C, %

±1,5

±1,5

TCVN 9409-3:2014

8. Độ bền trong môi trường vi sinh, %

±5

±5

TCVN 9409-4:2014

9. Độ bền trong môi trường hóa chất, %:

TCVN 9409-5:2014

- Dung dịch kiềm 10 % (NaOH 10 %)

± 5

± 5

- Dung dịch xà phòng 1 %

± 3

± 3

- Nước cất

± 2

± 2

6.3. Yêu cu về độ bền mới dán của tấm CPE

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật về độ bn mi ni của tm CPE

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp thử

Cấp 1

Cấp 2

Độ bền mối dán:

- Độ bền cắt theo phương ngang, %, không nhỏ hơn

75

75

TCVN 4509:2006
(ISO 37:2005)

- Độ bền bóc tách của mối dán, kN/m, không nhỏ hơn

2,75

1,65

TCVN 9409-2:2014

CHÚ THÍCH:

- Tấm CPE có thể tự dính để dán hay sửa chữa trong ứng dụng cụ thể. Nhà sản xuất sẽ hướng dẫn hoặc cung cấp phương pháp dán, vật liệu hoặc thiết bị cần thiết phù hợp cho mục đích này.

- Liên kết giữa các tấm vật liệu dùng để chế tạo màng chặn nước phải đáp ứng những yêu cầu trong Bảng 2 và không được làm giảm độ bền chống thấm hoặc làm giảm khả năng chống rò rỉ nước của màng.

7. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

7.1. Lấy mu

7.1.1. Ly mẫu đ đánh giá sự phù hợp và tính chất cơ, lý, và các yêu cầu tính năng

Lấy ngẫu nhiên một tấm nguyên khối từ một cuộn hay một đơn vị bao gói tương đương có diện tích tối thiểu là 9,3 m2 để thực hiện đủ tất cả các phép thử quy định trong tiêu chuẩn này.

Đối với hàng tồn kho, căn cứ vào s kiểm kê, nếu hàng nhập kho cùng đợt chưa quá 1 năm thì lấy mẫu ngẫu nhiên từ một cuộn hoặc từ đơn vị bao gói tương đương; nếu hàng nhập kho nhiều đợt xếp tập trung hoặc rải rác thì lấy từ nhiều cuộn đ nâng cao tính hợp lệ của mẫu đại diện ng với mỗi đợt nhập kho. Thi gian lưu kho phải được ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.

Chia tất cả các tấm mẫu đã lấy (không lấy các mẫu có diện tích nhỏ hơn 1,49 m2, cũng như mẫu có chiều rộng hoặc chiều dài nhỏ hơn 0,91 m) thành các mẫu nhỏ hơn có kích thước vừa đủ để cung cp một tổ hợp các mẫu thử cho bt kỳ một phép thử nào trong tiêu chuẩn này.

Từ các tổ hợp mẫu thử này, lựa chọn lấy các mẫu thử ngẫu nhiên để cung cấp mẫu thử cho từng phép thử.

7.1.2. Lấy mẫu để kiểm soát chất lượng sn phẩm tại nhà máy

Lấy mẫu đ đánh giá kiểm soát chất lượng phải có diện tích ít nhất 2,5 m2 bao gồm toàn bộ chiều rộng của tấm CPE.

Lựa chọn ngẫu nhiên một hoặc nhiều mẫu từ mỗi 1000 m2 tấm sn phẩm để làm chứng nhận xuất xưởng theo các thông số nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 - Yêu cầuthông số kỹ thuật của tấm CPE đ kiểm soát chất lượng tại nhà máy

Thông số kỹ thuật

Mức yêu cầu

Cấp 1

Cấp 2

1. Độ dày, mm, không nhỏ hơn

1,02

0,77

2. Lỗ chân kim

Không có

Không có

3. Độ co, %, không lớn hơn

5

5

4. Sai lệch chiều rộng so với kích thước danh nghĩa, mm, không lớn hơn

12,7

12,7

5. Sai lệch chiều dài so với kích thước danh nghĩa, mm, không nhỏ hơn

0,0

0,0

7.2. Chuẩn b mẫu thử

7.2.1. Số lượng mu thử

Số lượng mẫu thử cho mỗi chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể được nêu trong Bảng 4.

Bảng 4 - Số lượng mu thử quy đnh cho mỗi chỉ tiêu thử nghiệm

Tên chỉ tiêu

Số lượng mẫu thử qui định

1. Độ dày

5

2. Độ cứng Shore A

10

3. Cường độ chịu kéo theo phương ngang

6

4. Cường độ chịu kéo ở độ giãn dài 100 % theo phương ngang

5. Độ giãn dài khi đứt theo phương ngang

6. Độ bền xé rách theo phương ngang

10

7. Tỷ l thay đổi khối lượng ở 70 °C

3

8. Độ bền trong môi trường vi sinh

6

9. Độ bền trong môi trường hóa chất

- Nước ct

3

- Dung dịch NaOH 10%

3

- Dung dịch xà phòng 1%

3

10. Độ bền mối dán

- Độ bền cắt theo phương ngang

6

- Độ bền bóc tách của mối dán

6

7.2.2. Ổn định mẫu thử

Ổn định tt cả các mu thử ở nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ m tương đối (65 ± 5) % ít nhất 40 h trước khi tiến hành thử các tính chất vật lý, cơ học đặc tính kỹ thuật khác hoặc bắt đầu chu tác động của môi trường và hóa chất.

Đối với mẫu thử đ làm chứng nhận xuất xưởng ở nhà máy, các mẫu thử phải được n định ở nhiệt độ (27 ± 2) °C trong 2 h trong không khí trước khi tiến hành thử.

7.2.3. Đối với mẫu thử độ bền mối dán

Nhà sản xuất phải hướng dẫn chi tiết, khuyến cáo hoặc cung cấp vật liệu đ dán.

Tấm mẫu đã dán, được ổn định ở nhiệt độ (27 ± 2) °C độ ẩm tương đối (65 ± 5) % ít nhất 40 h trước khi ct tạo mẫu thử.

Các mẫu thử được ct từ tấm mẫu đã dán tiếp tục được để ổn định ở nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % không dưới 168 h trước khi tiến hành thử hoặc bắt đầu chịu tác động của môi trường.

8. Phương pháp thử

8.1. Xác định độ dày

Theo TCVN 9409-1:2014.

8.2. Xác định độ cứng Shore A

Theo TCVN 1595-1:2007.

8.3. Xác định cường độ chu kéo theo phương ngang

Theo TCVN 4509:2006, chỉ khác là mẫu thử được tạo theo khuôn dập kiểu 1.

8.4. Xác định cường độ chịu kéo ở độ giãn dài 100 % theo phương ngang

Theo TCVN 4509:2006, chỉ khác là mẫu thử được tạo theo khuôn dập kiểu 1 và trong công thức xác định cường độ chịu kéo (TS) trong 15.1 trong TCVN 4509:2006 thì F là tải trọng kéo ứng với độ giãn dài 100%.

8.5. Xác định độ giãn dài khi đứt theo phương ngang

Theo TCVN 4509:2006.

8.6. Xác định độ bn xé rách theo phương ngang

Theo TCVN 1597-1:2006, ch khác là hình dạng và kích thước mẫu thử phải theo dạng góc trong 5.1.2 trong TCVN 1597-1:2006 và tốc độ kéo là 51 mm/min.

8.7. Xác định tỷ lệ thay đi khi lượng 70 °C

Theo TCVN 9409-3:2014.

8.8. Xác định độ bền trong môi trường vi sinh

Theo TCVN 9409-4:2014.

8.9. Xác định độ bền trong môi trường hóa chất

Theo TCVN 9409-5:2014,

8.10. Xác định độ bền của mối dán

8.10.1. Xác định độ bn cắt theo phương ngang

Theo TCVN 4509:2006, chỉ khác là trước khi tạo mẫu thử, các tấm mẫu hình vuông có kích thước cạnh là 203 mm được lấy từ tấm mẫu theo 7.1.1, sau đó dán chồng các tấm mẫu với nhau sao cho chiều rộng đường dán (25 ± 3,2) mm (Hình 1a). Khi thực hiện dán căn thẳng hàng các tấm mẫu đ định hướng theo phương ngang. Sau đó n định tấm mẫu theo 7.2.3, cắt tấm mẫu thành các thanh mẫu kích thước (356 x 25) mm (Hình 1 b) và loại bỏ hai phần cạnh mép ngoài của tm mu dán. Mẫu thử được cắt từ mỗi thanh mẫu bằng cách sử dụng khuôn dập kiểu 1 sao cho phần dán phải ở chính giữa mẫu thử. Độ bền cắt theo phương ngang được tính theo công thức sau:

trong đó:

T0 cường độ chịu kéo theo phương ngang được tính theo 8.3, MPa;

T1 là cường độ chịu kéo theo phương ngang của mẫu thử tạo theo 8.10.1, MPa.

Đơn vị tính bằng milimét

Hình 1- Hình dạng và kích thước thanh mẫu trước khi tạo mẫu thử

8.10.2. Xác định độ bền bóc tách của mối dán

Theo TCVN 9409-2:2014.

9. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

9.1. Bao gói và ghi nhãn

Tấm CPE được cuộn tròn vào một lõi cứng và đóng gói trong các loại thùng hoặc palet tiêu chuẩn phù hợp với phương tiện xếp dỡ bằng xe nâng và các phương tiện vận chuyển thông dụng, ngoại trừ có yêu cầu khác trong hợp đng hay đơn đặt hàng.

B ngoài bao gói phải có nhãn mác của nhà sản xuất, được in trực tiếp hoặc dán nhãn với các thông tin tối thiểu sau:

Tên hoặc biểu tượng của nhà sản xuất, tên thương mại của sản phẩm;

Ký hiệu sản phẩm là CPE;

Độ dày của tấm;

Viện dẫn tiêu chuẩn này;

Số lô sn xuất và hạn sử dụng;

Hướng dẫn an toàn khi sử dụng.

9.2. Vận chuyn và bo quản

Tấm CPE được vận chuyển bằng mọi phương tiện thông dụng.

Tấm CPE được bảo quản trong kho có mái che, thoáng mát và tránh xa nguồn nhiệt.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi