Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8316:2016 ASTM D 4625-14 Nhiên liệu chưng cất trung bình-Phương pháp xác định độ ổn định khi tồn trữ ở 43°C (110°F)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8316:2016

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8316:2016 ASTM D 4625-14 Nhiên liệu chưng cất trung bình-Phương pháp xác định độ ổn định khi tồn trữ ở 43°C (110°F)
Số hiệu:TCVN 8316:2016Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Công nghiệp
Ngày ban hành:14/12/2016Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8316:2016

ASTM D 4625-14

NHIÊN LIỆU CHƯNG CẤT TRUNG BÌNH - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH KHI TỒN TRỮ Ở 43 °C (110 °F)

Standard Test Method for Middle Distillate Fuel Storage Stability at 43 °C (110 °F)

Lời nói đầu

TCVN 8316:2016 thay thế cho TCVN 8316:2010.

TCVN 8316:2016 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 4625-14 Standard test method for middle distillate fuel storage stability at 43 °C (110 °F) với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Tiêu chuẩn ASTM D 4625-14 thuộc bn quyền của ASTM quốc tế.

TCVN 8316:2016 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC2 Nhiên liệu lng - phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

TCVN 8316:2016 được xây dựng trên cơ s chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 4625-14, có những thay đổi về biên tập cho phép như sau:

ASTM D 4625-14

Phụ lục X1

X1.1

X1.2

X1.3

X1.4

TCVN 8316:2016

Phụ lục A

A.1

A.2

A.3

A.4

 

NHIÊN LIỆU CHƯNG CT TRUNG BÌNH - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỔN ĐỊNH KHI TN TRỮ Ở 43 °C (110 °F)

Standard test method for middle distillate fuel storage stability at 43 °C (110 °F)

1  Phạm vi áp dụng

1.1  Tiêu chun này quy định phương pháp xác định độ ổn định vốn có khi tồn trữ của nhiên liệu chưng cất có điểm chớp cháy trên 38 °C (100 °F) được xác định theo TCVN 2693 (ASTM D 93) và nhiệt độ cất tại 90 % thể tích thu hi nhỏ hơn 340 °C (644 °F) được xác định theo TCVN 2698 (ASTM D 86).

CHÚ THÍCH 1: Các nhiên liệu theo quy định kỹ thuật ASTM và TCVN nằm trong phạm vi áp dụng của phương pháp thử nghiệm này là dầu đốt quy định trong TCVN 6239, nhiên liệu điêzen quy định trong TCVN 5689, nhiên liệu tuốc bin khí loại 1- GT và 2- GT quy định trong ASTM D 2880.

1.2  Phương pháp này không áp dụng cho việc thnghiệm kiểm soát chất lượng, mà chủ yếu được sử dụng để nghiên cu rút ngắn thời gian tồn trữ nhiên liệu tương ứng với thời gian yêu cầu tại nhiệt độ tn trữ trong môi trường.

1.3  Phụ lục A cung cấp thông tin bổ sung về độ ổn định khi tồn trữ và mối tương quan các kết quả của phương pháp này TCVN 8316 (ASTM D 4625) với sự tạo cặn khi tồn trữ thực ngoài hiện trường.

1.4  Các giá trị tính theo hệ SI là giá trị tiêu chuẩn. Giá trị trong ngoặc chỉ là giá trị tham khảo.

1.5  Tiêu chuẩn này không đ cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2117 (ASTM D 1193) Nước thuốc thử - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 2693 (ASTM D 93) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm chớp cháy bằng thiết bị thử cốc kín Pensky - Martens.

TCVN 2698 (ASTM D 86) Sản phẩm dầu m- Phương pháp xác định thành phần ct ở áp suất khí quyển.

TCVN 5689 Nhiên liệu điêzen (DO) - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6022 (ISO 3171)1) Chất lỏng dầu mỏ - Lấy mẫu tự động trong đường ống.

TCVN 6239 Nhiên liệu đốt lò (FO) - Yêu cu kỹ thuật.

TCVN 6593 (ASTM D 381) Nhiên liệu lng - Phương pháp xác định hàm lượng nhựa thực tế - Phương pháp bay hơi.

TCVN 6777 (ASTM D 4057) Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thcông.

ASTM D 2880 Specification for gas turbine fuel oils (Nhiên liệu tuốc bin khí - Yêu cầu kỹ thuật).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1

Chất không tan kết dính (adherent insolubles)

Nhựa được tạo thành trong quá trình tồn trữ, bám chặt trên thành bồn chứa sau khi nhiên liệu được đẩy ra khỏi bồn chứa.

3.2

Chất không tan có thể lọc được (filterable insoluble)

Chất rắn được tạo thành trong quá trình tồn trữ, có thể được loại ra khi nhiên liệu bằng cách lọc.

3.3

Độ ổn định vn có của nhiên liệu chưng ct trung bình khi tn tr (inherent storage stability of middle distillate fuel)

Độ ổn định của nhiên liệu trong quá trình tồn trữ khi tiếp xúc với không khí, nhưng không có các tác nhân môi trường khác như là nước, kim loại hoạt động và bụi.

3.4

Tổng các chất không tan (total insolubles)

Tổng số học của các cht không tan có thể lọc được và các cht không tan kết dính.

4  Tóm tắt phương pháp

Già hóa 400 mL nhiên liệu đã lọc bằng cách tồn trữ trong bình cha bằng thủy tinh boro silicat 43 °C (110 °F) trong khoảng thời gian từ 0, 4, 8, 12, 18, 24 tuần. Sau khi già hóa trong khoảng thời gian đã chọn, lấy mẫu ra khỏi nơi tồn tr, để nguội đến nhiệt độ phòng và sau đó tiến hành phân tích các chất không tan có thể lọc được và các chất không tan kết dính.

5  Ý nghĩa và sử dụng

5.1  Phản ứng oxy hóa nhiên liệu và những phn ứng phân hủy khác dẫn đến tạo cặn (và màu) được tăng tốc nhẹ bi các điều kiện thnghiệm so với các điều kiện tồn trữ thông thưng. Các kết quả thnghiệm để dự đoán độ ổn định khi tồn trữ cho thấy đáng tin cậy hơn là các thử nghiệm tăng tốc mạnh khác. Xem các thông tin tại Phụ lục A về sự tương quan của các kết quả thử nghiệm với hiện trường thực tế khi tồn trữ.

5.2  Do thời gian tồn trữ dài (4 tuần đến 24 tuần), nên phương pháp thử này không phù hợp cho việc thnghiệm để kiểm soát chất lượng, nhưng lại là công cụ để nghiên cứu các tính chất của nhiên liệu khi tồn trữ.

5.3  Do ảnh hưởng của môi trưng, vật liệu và bản chất kết cấu của bồn chứa ảnh hưởng đến độ ổn định của nhiên liệu khi tồn trữ, nén các kết quả thu được từ thử nghiệm này không nhất thiết phải giống như kết quả thu được trong quá trình tồn trữ thực tế.

6  Thiết bị, dụng cụ

6.1  Vật chứa mẫu, chai thủy tinh boro silicat. Các vật chứa phải có nút đậy, tốt nhất là bằng polytetrafluoroetylen (PTFE) có lỗ để lắp ống thông khí bằng thủy tinh boro silicat. Tổng dung tích của vật chứa là 500 mL.

6.2  Tủ tn trữ, phải đủ rộng để chứa tất cả các chai chứa mẫu. T phải được kiểm soát nhiệt để duy trì nhiệt độ 43 °C ± 1 °C (110 °F ± 2 °F). T nên được đặt nơi càng tối càng tốt để ngăn ngừa sự suy giảm chất lượng do các phn ứng quang hóa và phải là loại chống nổ.

6.3  T sy bộ lọc, có kh năng làm bay hơi dung môi an toàn ở 90 °C ± 5 °C để sấy các vật liệu lọc.

6.4  Hệ thống lọc, các bộ phận được lắp đặt như thể hiện trên Hình 1.

6.4.1  Phễu và đế phễu, có bộ phận đ màng lọc đường kính 47 mm và khóa vòng hoặc tay kẹp lò so.

6.4.2  Dây nối/nối đt, đường kính 0,912 mm đến 2,59 mm (số 10 đến số 19), dây trần gồm nhiều sợi nhỏ, bng thép mềm không gỉ hoặc bằng đồng, dùng để nối các bình và nối đt, như trình bày trong Hình 1.

6.4.3  Bình thu, dung tích 1,5 L hoặc dùng bình lọc chân không bằng thủy tinh borosilicat loại lớn hơn, lắp khít với thiết bị lc, có ống nhánh để nối với bình an toàn.

6.4.4  Bình an toàn, dung tích 1,5 L hoặc dùng bình lọc chân không bằng thủy tinh borosilicat loại lớn hơn, có ống nhánh để kết nối với hệ thống chân không. Dây nối đất được bọc trong ống cao su chịu được nhiên liệu và dung môi, nối ống nhánh của bình thu với ống thủy tinh xuyên qua nút cao su của bình an toàn.

6.4.5  Hệ thống chân không, máy hút bằng sức nước hoặc máy bơm chân không cơ học được sử dụng nếu có khả năng hút chân không lên đến 100 kPa dưi áp suất khí quyển được đo tại bình thu.

7  Thuốc thử và vật liệu

7.1  Độ tinh khiết của thuốc thử - Trong toàn bộ các phép thử đều sử dụng các hóa chất cp thuốc th. Trừ khi có quy định khác, tất cả các thuốc th phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Có thể sử dụng các loại khác, vi điều kiện là các thuốc thnày có độ tinh khiết cao phù hợp, khi sử dụng không làm giảm độ chính xác của phép thử.

7.2  Màng lọc kiểm soát và màng lọc thử nghiệm bằng nylon, phng, đường kính là 47 mm, kích c lỗ danh nghĩa là 0,8 µm. (Có thể sử dụng màng lọc với mạng lưới in trên bề mặt làm màng lọc kiểm soát để nhận dạng).

7.3  Dung môi hydrocacbon, 2,2,4-trimethylpentan (isooctan), cấp nhiên liệu chuẩn thử nghiệm độ gõ theo ASTM, đã Ic trước qua hai bộ lọc sợi thủy tinh. (Cnh báo - Rất dễ cháy, có hại khi hít phải, hơi có thể gây ra cháy).

7.4  Dung môi cho chất không tan kết dính (Cảnh báo - Dễ cháy, hơi độc hại, có thể gây ra cháy). Trộn các thể tích bằng nhau của axeton cấp thuốc th(Cảnh báo - Rất dễ cháy, hơi có thể gây ra cháy), metyl alcohol (Cảnh báo - Dễ cháy, hơi độc hại, có thể gây chết người hoặc gây mù nếu nuốt phải hoặc hít phải. Không được làm thành chất không độc), và toluen (Cảnh báo - Dễ cháy, hơi độc hại).

7.5  Độ tinh khiết của nước - Trừ khi có quy định khác, nước được đề cập đến trong tiêu chun này là nước cấp thuc thử, phù hợp loại III quy định trong TCVN 2117 (ASTM D 1193).

7.6  Chất ty rửa dạng lng hoặc dạng bột, hòa tan trong nước để làm sạch dụng cụ thủy tinh.

8  Lấy mẫu

Mu để thnghiệm được lấy theo TCVN 6777 (ASTM D 4057), hoặc TCVN 6022 (ISO 3171). Vật chứa mẫu có dung tích là 3,78 L (1 gal) hoặc các can có dung tích lớn hơn hàn bằng epoxy. Đổ mẫu đầy sát đến nắp để tránh không có các khoảng không khí lớn. Lắp khoảng trống bằng nitơ. Nếu có thể, bảo quản mẫu nhiệt độ từ -7 °C đến 4 °C (20 °F đến 40 °F) trước khi sử dụng.

9  Chuẩn bị thiết bị và chai chứa mẫu

9.1  Chai tồn trữ mu - Cọ rửa từng chai bng dung dịch chất tẩy rửa và tráng với nước. Ngâm chai qua đêm bằng dung dịch rửa dụng cụ thủy tinh kiềm yếu. Tráng chai dưới nước vòi rồi dốc ngược và tia rửa bằng nước cất. Để chai đến khô và tráng chai bằng 50 mL mẫu nhiên liệu. Thông thoáng chai trong suốt quá trình tồn trữ, sử dụng ống thủy tinh uốn cong úp ngược hình chữ U (xem Hình 2), để tránh làm bẩn mẫu từ các hạt bụi không khí. Lắp ống thủy tinh qua nắp đậy, tốt nhất bằng polytetrafluoroetylen (PTFE) (xem Hình 2).

Hình 2 - Chai tồn trữ mẫu

9.2  Làm sạch tất cả các bộ phận của thiết bị lọc như mô tả từ 9.2.1 đến 9.2.7.

9.2.1  Loại bỏ bất kỳ nhãn, thẻ, v.v....

9.2.2  Rửa sạch bằng nước ấm có pha chất tẩy rửa.

9.2.3  Tráng kỹ bằng nước ấm.

9.2.4  Tráng kỹ bằng nước khử ion. Nắp bình chnên giữ phần bên ngoài bằng kẹp chén nung sạch trong suốt quá trình rửa này và những lần rửa kế tiếp.

9.2.5  Tráng kỹ bằng propan-2-ol đã được lọc qua màng lọc có kích thước 0,45 µm.

9.2.6  Tráng kỹ bằng chất lỏng rửa đã lọc và sấy khô.

9.2.7  Miệng chai cha mẫu phải giữ sạch sẽ cho đến khi đậy nắp (Nắp phải được tráng bằng chất lng rửa đã lọc). Tương tự như vậy, bảo vệ miệng phễu của thiết bị lọc bằng nắp đậy sạch sẽ cho đến khi sẵn sàng sử dụng.

9.3  Chuẩn bmàng lọc

9.3.1  Mỗi bộ lọc thử nghiệm bao gm một màng lọc th nghiệm và một màng lọc kiểm soát. Đối với nhiên liệu chứa ít tạp chất dạng hạt, chcần một bộ lọc. Nếu nhiên liệu bị nhiễm bẩn nhiều thì có thể cần nhiều bộ lọc. Hai màng lọc sử dụng cho từng phép thử riêng biệt được nhận dạng bằng cách đánh du các đĩa petri dùng để giữ và chuyển bộ lọc. Làm sạch tất cả dụng cụ thủy tinh dùng trong chuẩn bị màng lọc được mô tả trong 9.2.

9.3.1.1  Dùng kẹp đặt màng lọc thử nghiệm và màng lọc kiểm soát bên cạnh nhau trong đĩa petri sạch. Để dễ dàng thao tác trong đĩa petri, đặt màng lọc trên que đỡ sạch bằng thủy tinh hoặc mặt kính đồng hồ.

9.3.1.2  Đặt đĩa petri, có nắp hơi khép hờ, trong tsấy nhiệt đ90 °C ± 5 °C và để trong 30 min.

9.3.1.3  Lấy đĩa petri ra khi t sấy và đặt gần cân. Giữ đĩa petri với nắp đậy h, giữ như vậy để màng lọc không bnhiễm bẩn từ môi trường xung quanh. Để 30 min cho màng lọc tr về trạng thái cân bằng nhiệt độ phòng và độ m không khí.

9.3.1.4  Dùng kẹp lấy màng lọc so sánh ra khi đĩa petri, chkẹp cạnh màng lọc và đặt ở giữa đĩa cân. Cân màng lọc và ghi lại khối lượng ban đầu chính xác đến 0,0001 g, và cho màng lọc tr lại đĩa petri.

9.3.1.5  Lặp lại bước 9.3.1.4 với màng lọc thử nghiệm.

9.3.1.6  Dùng kẹp sạch, đặt màng lọc kiểm soát đã cân lên giá đỡ màng lọc của thiết bị lọc (xem Hình 1). Đặt màng lọc thử nghiệm đã cân lên trên màng lọc kiểm soát. Lắp phễu và cố định bằng vòng đai hoặc kẹp lò xo. Không lấy màng chất dẻo ra khỏi miệng phễu cho đến khi bắt đầu lọc.

10  Chuẩn bị mẫu

10.1  Nếu nhiên liệu được bảo quản nhiệt độ thấp, để mẫu đến nhiệt độ môi trường. Hòa tan bất kỳ chất sáp nào được tách ra để đảm bảo toàn bộ mẫu nhiên liệu phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ điểm vn đục của chính nó ít nhất là 5 °C trên trước khi tiến hành.

10.2  Lắp hệ thống lọc để lọc nhiên liệu, như được ch ra trong Hình 1. Làm sạch bình thu, phễu tách và phễu thủy tinh theo cách tương tự với chai tồn trữ (9.1). Tráng các dụng cụ này bằng isooctan đã lọc và sau đó để khô trong không khí.

11  Cách tiến hành

11.1  Già hóa mẫu

11.1.1  Điều chỉnh t tồn trữ để tồn trữ các mẫu nhiệt độ 43 °C ± 1 °C (110 °F ± 2 °F).

11.1.2  Lấy 400 mL nhiên liệu đã lọc vào từng chai. Mỗi thời điểm lấy mẫu, sử dụng hai chai mẫu (thông thường thời điểm lấy mẫu là tuần 0 (tuần đầu tiên) hoặc bất kỳ thời gian nào sau đây (4, 8, 12, 24 tuần). Lấy đầy 3 chai nhiên liệu dự phòng được sử dụng trong trường hợp có sự cố, đối với các phép th thêm tại các thời điểm tồn trữ khác hoặc kéo dài thời gian thực hiện kiểm tra toàn bộ.

11.1.3  Ghi nhãn từng chai mẫu, trong đó phải có ngày giờ bắt đầu thử nghiệm, nhận dạng mẫu, và ngày giờ khi chai được lấy ra khi nơi tn trữ. Đặt các chai vào tủ theo thứ tự ngẫu nhiên.

11.1.4  Tiến hành phân tích đối với mẫu tồn trữ tuần đầu tiên trong cùng ngày khi các mẫu khác được đặt nơi tồn trữ. Các dữ liệu tuần đầu tiên là rất cần thiết để cung cấp dữ liệu cơ sở và đảm bảo kỹ thuật phù hợp.

11.2  Xác định các cht không tan có thể lọc được

11.2.1  Vào cuối mỗi thời gian quy định, lấy hai chai từ tủ tn trữ và làm nguội chúng đến nhiệt độ từ 21 °C đến 27 °C (70 °F đến 80 °F) trong chỗ tối. Việc này mất khoảng từ 4 h đến 24 h.

11.2.2  Sau khi làm nguội, rót nhiên liệu từ vật chứa mẫu vào ống đong, bật bơm chân không và chuyển 100 mL nhiên liệu vào phễu lọc.

11.2.2.1  Tiếp tục chuyển từng 100 mL mẫu vào phễu lọc. Khi tất cả nhiên liệu từ vật chứa mẫu đã được lọc hoặc nếu lọc chậm thì yêu cầu phải hoàn thành lọc 100 mL mẫu trong hơn 10 min, sau đó tháo giá đỡ bộ lọc/phễu lọc ra khỏi bình thu, rót nhiên liệu đã được lọc vào trong ng đong sạch, rồi ghi lại thể tích nhiên liệu đã được lọc, tính bằng millilit. Giữ phần lọc mẫu nhiên liệu tách khỏi phần lọc dung môi rửa. Phần nhiên liệu này có thể được sử dụng cho các phép phân tích bổ sung. Nếu toàn bộ nhiên liệu đã được lọc xong, tráng kỹ vật chứa mẫu và ống đong bng một hoặc nhiều phần chất lỏng đã lọc, rót vào để rửa phễu và tiến hành theo 11.2.2.2. Nếu toàn bộ nhiên liệu chưa được lọc, tiến hành theo 11.2.2.2 và 11.2.2.3 và sau đó lặp lại từ 11.2.2.1.

11.2.2.2  Ra các mặt bên trong phễu và bên ngoài đường nối giữa phễu và đế lọc bng cách tia rửa chất lỏng. Tiến hành hút chân không, cn thận tách phễu lọc ra khỏi đế lọc. Rửa mặt ngoài màng lọc bằng cách phun trực tiếp nhẹ nhàng dòng chất lỏng đã lọc từ cạnh cho đến tâm. Tiến hành cn thận để không đy bất kỳ hạt nào khỏi bề mặt màng lọc. Duy trì hút chân không, sau khi rửa lần cuối trong khoảng 10 s đến 15 s để loại bỏ chất lỏng đã lọc dư thừa từ màng lọc,

11.2.2.3  Dùng kẹp sạch, lấy cẩn thận màng lọc thử nghiệm và màng lọc kiểm soát ra khỏi đế lọc và đặt cạnh nhau trên que đbng thủy tinh sạch hoặc mặt kính đng h sạch trên đĩa petri sạch. Sấy khô và cản lại màng lọc được mô tả tại 9.3. Cẩn thận không làm xáo trộn các hạt trên b mặt màng lọc thử nghiệm. Sau mỗi lần lọc, ghi lại khối lượng cuối của màng lọc kiểm soát và khối lượng cui của màng lọc thử nghiệm chính xác đến 0,0001 g.

CHÚ THÍCH 2: Không được trộn ln phần nước rửa và phần lọc khi cn đo sự thay đổi màu của phần lọc

CHÚ THÍCH 3: Nếu việc lọc không hoàn tất trong 3 h do bộ lọc bị tắc nghiêm trọng, ngừng thnghiệm ghi lại bộ lọc đã xảy ra tc.

11.2.3  Lặp lại quy trình từ 11.2.2 đến 11.2.2.3 đối với chai th hai.

11.3  Xác định các chất không tan kết dính trong chai mu

Sau khi rửa lần cuối bằng dung môi hydrocacbon, hòa tan hết phần nhựa kết dính trên thành vật chứa mẫu bằng hai phần nước rửa 30 mL đến 35 mL dung môi cho chất không tan kết dính. Rót từng phần nước rửa vào cốc dung tích 100 mL đã cân trước. Cho bay dung môi nhiệt độ 160 °C (320 °F) theo phương pháp phun khí quy định trong TCVN 6593 (ASTM D 381). Sau khi dung môi đã bay hơi hết, đặt cốc vào bình hút m không có chất hút ẩm và đ nguội đến nhiệt độ phòng. Cân các cốc chính xác đến 0,1 mg. Sử dụng cốc đã cân bì (không chứa ẩm) trong TCVN 6593 (ASTM D 381).

12  Tính kết quả

12.1  Tổng các chất không tan (Ti), tính bằng milligam trên 100 mL nhiên liệu sau khi già hóa, theo công thức sau:

                                                                         (1)

trong đó

Ti là tổng khối lượng các chất không tan, tính bằng mg/100 mL;

Fi là khối lượng các chất không tan có thể lọc được xác định tại 11.2, tính bằng mg;

Ai là khối lượng chất không tan kết dính đã hiệu chính độ ẩm xác định tại 11.3, tính bằng mg;

13  Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả Ti, Fi, Ai tính được ti 12.1 đối vi cả hai chai mẫu để đưa ra độ lặp lại của phép thử tại từng chu kỳ già hóa.

14  Độ chụm và độ chệch

14.1  Độ chụm của phương pháp thử này được xác định bng phương pháp kiểm tra thống kê các kết quả th nghiệm liên phòng như sau:

CHÚ THÍCH 4: Độ chụm của phương pháp này đã được xác định trong thử nghiệm liên phòng của mười phòng thnghiệm và tám mẫu nhiên liệu khác nhau. Các kết quả nằm trong khoảng từ 0,1 mg/100 ml đến 11,8 mg/100 mL.

14.2  Độ lặp lại - Chênh lệch giữa các kết quả liên tiếp thu được từ cùng một thí nghiệm viên thực hiện với cùng một thiết bị trong các điều kiện vận hành không đổi, trên cùng một mẫu thử, trong một thời gian dài với thao tác bình thường và chính xác của phương pháp thử này, chmột trong hai mươi trường hợp được vượt các giá trị sau (xem Hình 3).

Độ lặp lại = 0,62                                                                                      (2)

trong đó

X Trung bình của hai kết quả, tính bằng mg/100 mL;

Hình 3 - Độ lặp lại và độ tái lập của phép xác định tổng các cht không tan

14.3  Độ tái lập - Chênh lệch giữa hai kết quả đơn lẻ và độc lập thu được do các thí nghiệm viên khác nhau tiến hành tại các phòng thử nghiệm khác nhau, trên cùng một mẫu th, trong một thời gian dài, chỉ một trong hai mươi trường hợp được vượt các giá trị sau (xem Hình 3).

Độ tái lập = 2,20                                                                                      (3)

trong đó

X Giá trị trung bình của hai kết quả thử, tính bằng mg/100 mL;

14.4  Độ chệch - Phương pháp thử này không công bố độ chệch.

14.5  Độ chụm của phương pháp được xác định theo phương pháp kiểm tra thống kê các kết qu thử nghiệm liên phòng.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Mối tương quan giữa các kết quả thử nghiệm độ ổn định ở 43 °C với độ ổn định khi tồn trữ thực tế tại hiện trường

A.1  Giới thiệu

Đặc tính ổn định khi tồn trữ của nhiên liệu chưng cất phụ thuộc vào sự tương tác ôxy hóa và không ôxy hóa phức tạp của olefin, dien, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất chứa lưu huỳnh, và các hợp chất chứa ôxy mà chúng có mặt trong nhiên liệu. Các phản ứng này có thể được thúc đẩy bởi các tạp chất khác, như là các muối kim loại hòa tan. Độ ổn định khi tồn trữ thay đổi chủ yếu do nguồn nguyên liệu lọc dầu (dầu thô hoặc nguyên liệu khác) và công nghệ chế biến được sử dụng để sản xuất nhiên liệu thành phẩm. Vì các phn ứng hóa học dẫn đến tạo cặn (và thay đổi màu sắc) khác nhau phụ thuộc vào loại và lượng các chất không bền có trong nhiên liệu, nên tác động của các điều kiện phân hủy nhanh cũng sẽ khác nhau.

A.2  Ảnh hưng của nhiệt độ già hóa

Sự suy giảm chất lượng của nhiên liệu sẽ tăng nhanh hơn khi già hóa nhiên liệu tại nhiệt độ 43 °C so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Tốc độ suy giảm chất lượng đối với các loại nhiên liệu khác nhau sẽ không thay đổi đồng đều khi nhiệt độ gia tăng. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phân hy phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa của các bước kiểm soát tốc độ trong phn ứng phân hủy hóa học. Trong thực tế năng lượng hoạt hóa này rất khác nhau đối với các loại nhiên liệu khác nhau, do vậy các phản ứng hóa học có thể thay đổi trong các điều kiện hoạt hóa khác nhau để tạo ra cặn có các thành phần khác nhau. Ảnh hưng này được giảm thiểu trong phép th tại 43 °C.

A.3  Các ảnh hưởng tương quan

Hệ quả của sự biến đổi trong các phản ứng hóa học dẫn đến sự phân hủy trong suốt quá trình tồn trữ là một số nhiên liệu chịu các tác động như nhau từ việc tăng tốc nhiệt độ, một số khác thì không. Độ tin cậy của mối tương quan của các kết quả thử nghiệm tăng tốc với độ ổn định khi tồn trữ thực tế được nâng cao khi nhiên liệu được thử nghiệm là cùng nguồn nguyên liệu hoặc quá trình chế biến giống nhau.

A.4  Mối tương quan giữa nhiệt độ môi trường và tồn trữ 43 °C

Phần lớn các mục đích thực tế đã cho thấy rằng nhiên liệu già hóa 43 °C dẫn đến sự tăng tốc phân hủy khoảng bốn lần so với nhiên liệu tại nhiệt độ môi trường 21 °C. Điều này có nghĩa là, một tuần tồn trữ ở 43 °C thì tương đương với một tháng khi tồn trữ nhiệt độ môi trường bình thường (môi trường). Tùy thuộc vào thành phần nhiên liệu và các điều kiện khi tồn trữ thực tế, mà mối tương quan này có thể thay đổi đáng kể theo các hướng khác nhau.

 

1) Trong tài liệu gốc viện dẫn ASTM D 4177 Practice for automatic sampling of petroleum and products

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi