Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7835-X13:2014 ISO 105-X13:1994 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần X13: Độ bền màu của thuốc nhuộm len đối với quá trình sử dụng các biện pháp hóa học để tạo nhàu, tạo nếp và định hình

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7835-X13:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7835-X13:2014 ISO 105-X13:1994 Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần X13: Độ bền màu của thuốc nhuộm len đối với quá trình sử dụng các biện pháp hóa học để tạo nhàu, tạo nếp và định hình
Số hiệu:TCVN 7835-X13:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7835-X13:2014

ISO 105-X13:1994

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN X13: ĐỘ BỀN MÀU CỦA THUỐC NHUỘM LEN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÓA HỌC ĐỂ TẠO NHÀU, TẠO NẾP VÀ ĐỊNH HÌNH

Textiles - Tests for colour fastness - Part X13: Colour fastness of wool dyes to processes using chemical means for creasing, pleating and setting

Lời nói đầu

TCVN 7835-X13:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 105-X13:1994. ISO 105-X13:1994 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2009 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 7835-X13:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

VẬT LIỆU DỆT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU - PHẦN X13: ĐỘ BỀN MÀU CỦA THUỐC NHUỘM LEN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HÓA HỌC ĐỂ TẠO NHÀU, TẠO NẾP VÀ ĐỊNH HÌNH

Textiles - Tests for colour fastness - Part X13: Colour fastness of wool dyes to processes using chemical means for creasing, pleating and setting

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại vật liệu dệt bằng len đối với quá trình sử dụng các biện pháp hóa học kết hợp với hơi nước để tạo nhàu, tạo nếp và định hình.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01:1994)1), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung

TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02:1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu

TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03:1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu

ISO 105-F:19852), Textiles - Tests for colour fastness - Part F: Standard adjacent fabrics (Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần F: Các vải thử kèm chuẩn)

3. Nguyên tắc

Mẫu thử vật liệu dệt, đã xử lý bằng dung dịch hóa học, được đặt tiếp xúc với các vải thử kèm quy định và chịu ép là bằng hơi nước. Mẫu thử so sánh, không xử lý bằng dung dịch hóa học, đồng thời chịu ép là bằng hơi nước. Các mẫu thử được sấy khô và sự chênh lệch màu sắc giữa hai mẫu thử và sự dây màu của các vải thử kèm được đánh giá bằng cách so sánh với các thang xám.

4. Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử

4.1. Thiết bị là hơi nước, bề mặt là phẳng, có áp suất cấp hơi không nhỏ hơn 415 kPa.

Thiết bị là phải ở nhiệt độ vận hành thông thường để tránh các kết quả bất thường do ngưng tụ. Từ khi chưa nóng, thiết bị phải được là không có mẫu thử sáu lần theo chu kỳ chuẩn (xem 6.5).

4.2. Thiết bị có khả năng tạo được bụi nước đều, mịn, được cấu tạo từ các vật liệu trơ với hóa chất.

4.3. Dung dịch hóa học, ở nồng độ khuyến nghị.

Quy trình thử này được thiết lập với dung dịch nước có chứa tỷ lệ theo thể tích 5 % monoetanolamin sesquisulfua và được cho vào 0,3 % tỷ lệ theo thể tích của chất ngấm ướt phù hợp. Phương pháp này có thể áp dụng cho các sản phẩm hóa học khác, miễn là có tính đến các khuyến nghị như là nồng độ sử dụng; thêm 3 g chất ngấm ướt vào mỗi lít dung dịch, không kể đến thành phần của chất ngấm ướt.

4.4. Tấm thủy tinh, 100 mm x 150 mm, đặt mẫu thử lên đó để phun bụi nước

4.5. Tám miếng vải thử kèm xơ đơn, phù hợp với các phần có liên quan từ F01 đến F08 của ISO 105-F:1985, mỗi miếng có kích thước 80 mm x 110 mm, bốn miếng là len và bốn miếng thông thường là bông. Nếu quan tâm hơn đến sự dây màu của xơ không phải là bông thì có thể thay bông bằng vật liệu khác được hoàn thiện trơn nhẵn và được làm từ loại xơ này.

4.6. Vật liệu lót

Một số thuốc nhuộm có thể dây màu lên bề mặt của thiết bị là. Khi đó cần quy định việc sử dụng một vật liệu lót phẳng bảo vệ; vải bông dày hoặc khăn giấy dày là phù hợp

4.7. Thang xám để đánh giá sự thay đổi màu phù hợp với TCVN 5466 (ISO 105-A02), và thang xám để đánh giá sự dây màu phù hợp với TCVN 5467 (ISO 105-A03).

5. Mẫu thử

5.1. Nếu vật liệu dệt được thử là vải, sử dụng hai mẫu thử có kích thước 100 mm x 150 mm được định hướng giống nhau.

5.2. Nếu vật liệu dệt được thử là sợi thì đan sợi thành vải và xử lý như trong 5.1, hoặc tạo một lớp có các chiều dài sợi song song có khối lượng gần bằng một nửa khối lượng kết hợp của bốn miếng vải thử kèm (4.5), hai miếng mỗi loại, trong mẫu thử ghép (xem 5.3). Nếu vật liệu dệt được thử là xơ rời, chải thẳng và nén thành một tấm 100 mm x 150 mm, có lượng xơ gần bằng một nửa khối lượng kết hợp của các vải thử kèm.

5.3. Đặt từng mẫu thử giữa bốn miếng vải thử kèm, mỗi miếng vải thử kèm ở một mặt bên, để tạo thành một mẫu thử ghép. Mỗi phép thử cần hai mẫu thử ghép, một mẫu thử ghép có chứa mẫu thử đã xử lý (xem 5.3.1), mẫu thử ghép còn lại có chứa mẫu thử so sánh (xem 5.3.2).

5.3.1. Mẫu thử ghép đã xử lý. Che một nửa mỗi mặt của mẫu thử ghép bằng vải thử kèm bằng len, vải ở phía trên mẫu thử được làm ướt từ trước (xem 6.2). Che một nửa còn lại bằng vải thử kèm bằng bông hoặc vật liệu khác (xem 4.5). Mẫu thử ghép phải được lót ở mỗi mặt (xem 4.6). Mẫu thử ghép có lót được minh họa ở Hình 1.

5.3.2. Mẫu thử ghép so sánh. Mẫu thử ghép này giống với mẫu thử ghép đã xử lý (5.3.1), ngoại trừ mẫu thử không được xử lý và vải thử kèm bằng len ở phía trên không được làm ướt từ trước.

6. Cách tiến hành

6.1. Ráp nối mẫu thử ghép so sánh (5.3.2)

6.2. Làm ướt chỉ một trong số bốn miếng vải thử kèm bằng len trong 1 min trong nước cất đun sôi, tách nước khoảng 50 % bằng cách nén và cất giữ trong dụng cụ chứa thích hợp.

Sử dụng vải thử kèm bằng len đã làm ướt từ trước, chỉ trên bề mặt được phun bụi nước của mẫu thử, để có được sự đồng nhất hơn về sự dây màu. Vải thử kèm bằng len trong mẫu thử ghép so sánh không được làm ướt trước, bởi vì mẫu thử này chỉ dùng để mô phỏng lại ảnh hưởng của áp suất hơi nước. Để thuận tiện, làm ướt một số miếng vải thử kèm bằng len trong các các phép thử theo cách trên và cất giữ các miếng vải thử kèm này trong một dụng cụ chứa như túi polyetylen để duy trì lượng nước.

CHÚ THÍCH 1 Xem TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01:1994), điều 11.4, đề cập đến thấm ướt mẫu thử bằng len.

6.3. Cân mẫu thử còn lại, đặt mẫu thử trên tấm thủy tinh (4.4) với bề mặt dùng để đánh giá quay lên trên và phun bụi dung dịch hóa học (4.3) đều lên bề mặt này để khối lượng tăng thêm 100 %.

6.4. Ráp nối mẫu thử ghép đã xử lý (5.3.1), đã phun trên bề mặt, với vải thử kèm bằng len đã được làm ướt đặt lên trên bề mặt được phun.

6.5. Không quá 2 min sau khi phun, đặt cả hai mẫu thử ghép sát nhau trên vật liệu lót trên thiết bị là hơi nước (4.1) đã được gia nhiệt từ trước và phủ lên đó một vật liệu lót (4.6). Ngay sau đó đóng thiết bị là lại, hấp trong 30 s bằng cách chỉ sử dụng hơi nước ở phía trên, ngắt hơi nước và giữ thiết bị là trong 30 s với thiết bị là có nắp đậy. Mở thiết bị là và hút chân không trong 30 s.

6.6. Lấy các mẫu thử ghép ra khỏi thiết bị là, mở các mẫu thử ghép, và sấy khô mẫu bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ không quá 60oC.

6.7. Sử dụng mẫu thử so sánh như là mẫu thử tham chiếu, và không phải là vật liệu ban đầu như thông thường, đánh giá sự chênh lệch về màu sắc giữa các bề mặt phía trên của các mẫu thử ghép đã xử lý và mẫu thử ghép so sánh đã tiếp xúc với vải thử kèm trơn nhẵn hơn (ví dụ bông) bằng cách dùng thang xám để đánh giá sự thay đổi màu (4.7). Đánh giá sự dây màu của các vải thử kèm đã tiếp xúc với bề mặt được phun bằng cách dùng thang xám (4.7). Sự dây màu của các vải thử kèm khác ở cả hai mẫu thử thông thường không đánh giá nhưng có thể cung cấp thông tin hữu ích trong các trường hợp cụ thể.

7. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) Tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu đã thử;

c) Sản phẩm hóa học và nồng độ của dung dịch được sử dụng để phun bụi (xem 4.3);

d) Số của cấp màu thang xám đối với sự thay đổi màu giữa mẫu thử đã xử lý và mẫu thử so sánh;

e) Số của cấp màu thang xám đối với sự dây màu của từng loại vải thử kèm sử dụng.

Mẫu thử ghép có vật liệu lót

Mặt cắt ngang

S Mẫu thử

W Vải thử kèm bằng len (xem 4.5 và 5.3.1)

C Vải thử kèm bằng bông (hoặc vật liệu khác) (4.5 và 5.3.1)

B Vật liệu lót (xem 4.6)

Hình 1 - Mẫu thử ghép


1) TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01:1994) hiện nay đã hủy và thay thế bằng TCVN 7835-A01:2011 (ISO 105-A01:2010)

2) ISO 105-F:1985 thay thế bằng ISO 105-F01 đến ISO 105-F10 (được chấp nhận thành TCVN 7835-F01 đến TCVN 7835-F10)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi